Thuốc Pectol viên tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Pectol viên điều trị bệnh gì?. Pectol viên công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Pectol viên giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Pectol viên

Pectol viên
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Dạng bào chế:Lọ 30 viên bao đường. Thùng 192 lọ
Đóng gói:Lọ 30 viên bao đường. Thùng 192 lọ

Thành phần:

Cát cánh, Bán hạ, Viễn Chí, Bìm bìm, Terpin Hydrat, Natri benzoat
SĐK:VD-14043-11
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Sài Gòn (SAGOPHAR) – VIỆT NAM
Nhà đăng ký:
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Chữa các chứng ho đàm, suyễn do cảm mạo.

Liều lượng – Cách dùng

Người lớn: Ngày 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên.
Trẻ em 5 – 9 tuổi: Mỗi ngày 2 lần, lần 1/2 – 1 viên.
Trẻ từ 10 – 15 tuổi: Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.

Chống chỉ định:

Không dùng cho người đái tháo đường.

Mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Chú ý đề phòng:

Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Thông tin thành phần Cát cánh

Mô tả:

Cây thuốc Cát cánh là cây thảo sống lâu năm, thân cao 0,60-0,90m. Rễ củ nạc, màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống. Lá phía dưới hoặc mọc đối hoặc mọc vòng 3-4 lá. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to. Lá phía trên nhỏ, có khi mọc cách. Hoa mọc đơn độc hay thành bông thưa. Dài màu lục, hình chuông rộng, mép có 5 thùy. Tràng hình chuông màu xanh tím hay trắng. Quả hình trứng ngược. Có hoa từ tháng 5-8. Quả tháng 7-9.
Địa lý: Cát cánh mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc, đang được nhập vào trong nước ta. Củ to, dài chắc màu trắng ngà.
Thu hái, sơ chế: Vào mùa thu đông hoặc mùa xuân. Đào lấy rễ, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, rửa sạch, để ráo nước hoặc ủ khoảng 12 giờ, thái lát mỏng phơi hay sấy khô.
Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ củ phơi hoặc sấy khô (Radix Platicodi).
Cây thuốc Cát cánh
Thu hái, sơ chế: Vào mùa thu đông hoặc mùa xuân. Đào lấy rễ, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, rửa sạch, để ráo nước hoặc ủ khoảng 12 giờ, thái lát mỏng phơi hay sấy khô.
Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ củ phơi hoặc sấy khô (Radix Platicodi).
Mô tả dược liệu:
Dược liệu Cát cánh là rễ Cát cánh khô hình gần như hình thoi, hơi cong, dài khoảng 6cm-19cm, đầu trên thô khoảng 12-22mm, bên ngoài gần màu trắng, hoặc màu vàng nhạt, có vết nhăn dọc sâu cong thắt, phần lồi ra hơi bóng mượt, phần trên hơi phình to, đầu trước cuống nhỏ dài, dài hơn 32mm, có đốt và vết mầm không hoàn chỉnh, thùy phân nhánh ở đỉnh, có vết thân, dễ bẻ gẫy, mặt cắt gần màu trắng hoặc màu vàng trắng. Từ giữa tâm có vân phóng xạ tỏa ra (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Dùng Cát cánh nên bỏ đầu cuống, gĩa chung với Bách hợp sống, gĩa nát như tương, ngâm nước 1 đêm xong sao khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Dùng Cát cánh cạo vỏ ngoài, tẩm nước gạo 1 đêm, xắt lát sao qua (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hiện nay dùng củ đào về cắt bỏ thân mềm rửa sạch ủ một đêm, hôm sau sắc lát mỏng phơi khô dùng sống, có khi tẩm mật sao qua (Tùy theo đơn). Khi dùng làm hoàn tán thì nên xắt lát, sao qua rồi tán bột mịn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Bảo quản: Dễ mốc mọt nên để nơi khô ráo.
Tác dụng :

Tính vị: Vị hơi ngọt, sau đắng, tính bình.

Tác dụng của cát cánh:

Thông khí ở phổi, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Người ta đã chứng minh được rằng các saponin của Cát cánh có tác dụng tiêu đờm, phá huyết làm tan máu. Rễ Cát cánh có tác dụng như giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm. Đồng thời, nó có tác dụng làm dãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống loét và chống viêm.

Chỉ định :

+ Trị tắc tiếng, khàn tiếng do họng sưng đau, ho nhiều đàm do ngoại cảm, phế ung;
+ Trị ho do phong tà ở Phế, phế ung, nôn ra mủ máu, họng đau, ngực đau, sườn đau;
Liều lượng – cách dùng:

Ngày dùng 4-20g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc:
– Ngoại cảm, ho mất tiếng: Cát cánh, Bạc hà, Mộc thông, Bươm bướm, Chiêu liêu, mỗi vị bằng nhau, 6g sắc uống (Bách gia trân tàng).
– Ho nhổ ra mủ và nước rãi hôi thối, lồng ngực căng tức: Cát cánh, Cam thảo, Chỉ xác, mỗi vị 4-6g sắc uống.
– Chữa ho, tiêu đờm: Cát cánh 4 g, Cam thảo 8g, nước 250ml, sắc còn 150ml, chia làm ba lần uống trong ngày.
– Cam răng, miệng hôi: Cát cánh, Hồi hương, mỗi vị 4g tán bột nhỏ, bôi.
– Bệnh ngoài da: Cát cánh 6g, Cam thảo 4g, Gừng 2g, Táo ta (quả) 5g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Chống chỉ định :

Âm hư ho lâu ngày và có khuynh hướng ho ra máu đều không nên dùng. Âm hư hỏa nghịch không có phong hàn ở phế cấm dùng. Ghét bạch cập, Long đờm thảo, Kỵ thịt heo. Trần bì làm sứ càng tốt.

Thông tin thành phần Bán hạ

Mô tả:

Bán hạ là loại thân củ. Củ hình tròn cầu hoặc tròn dẹt. Lá có cuống dài, về mùa xuân cây mọc 1-2 lá, dài 3-33cm, lá đơn chia làm 3 thùy, tùy theo tuổi cây mà lá mọc có khác nhau về hình dạng, cuống lá dài lá màu xanh, nhẵn bóng không có lông, lúc cây còn nhỏ lá đơn, hình trứng hay hình tim, đuôi nhọn mép lá nguyên hoặc hơi có làn sóng, gốc lá hình mũi tên, cây 2-3 tuổi lá có 3 thùy, hình bầu dục hay hình kim phình giữa, hai đầu nhọn. Cây 2-3 tuổi mới có hoa, hoa hình bông nở vào đầu mùa hạ, hoa có bao lớn, bao màu xanh, trong bao có hoa tự, hoa cái mọc ở phía dưới, màu xanh nhạt, hoa đực mọc ở bên trên, màu trắng, đoạn trên cong hoa đài nhỏ. Quả mọng hình bầu dục, dạng trứng. 

Địa lý:

Có nhiều ở Trung quốc, mọc hoang và trồng sản xuất. Nhân dân Trung quốc có tập quán cho Bán hạ sản xuất ở các tỉnh Hồ bắc, Hồ nam, An huy, Sơn đông có phẩm chất tốt nhất. Ở các tỉnh như Giang tô, Triết giang, Tứ xuyên, Vân nam, Quý châu, Giang tây, Quảng tây cũng có sản xuất vị này.Việt Nam còn phải nhập của Trung Quốc.

Cây thuốc Bán hạ

Thu hái, sơ chế: Thu hoạch vào mùa hè, chọn củ đào về rửa sạch đất cắt bỏ vỏ ngoài (màu vàng tro) và rễ tơ phơi khô. 

 Mô tả dược liệu:

 
Dược liệu Bán hạ hình cầu tròn hoặc hình tròn dẹt, hoặc dẹt nghiêng, đường kính 0,7-2cm. Mặt ngoài mầu trắng hoặc mầu vàng nhạt, phần trên thường tròn, phẳng, ở giữa có chỗ lõm, đó là vết của thân, mầu vàng nâu, chung quanh chi chít vết rễ chấm nhỏ, mặt dưới thường hình tròn, tầy, bóng hoặc không phẳng, mầu trắng. Chất cứng, mặt bổ dọc hình quả Thận, có bột, mầu trắng, bóng mịn. Loại củ già hoặc khô thì mầu trắng tro hoặc có vân mầu vàng, không mùi, vị cay, nhấm thấy dính, tê lưỡi, ngứa họng (Dược Tài Học).

Bào chế:

+ Vì Bán hạ dùng sống có độc, vì vậy khi dùng uống trong, cần phải bào chế. Cách bào chế có Pháp bán hạ, Tô bán hạ (chế với váng sữa) ngoài ra còn có Bán hạ khúc để dùng có tác dụng giải uất trừ đàm. Sau đây là các phép bào chế:

– Bào chế Pháp Bán hạ: Lấy Bán hạ sạch ngâm nước chừng 10 ngày cho đến khi bột trắng nổi lên thì vớt ra, rồi ngâm tiếp với Bạch phàn (cứ 50kg Bán hạ cho 1kg Bạch phàn). Ngâm 1 ngày rồi lại thay nước, đến khi nhấm vào miệng không còn cảm giác tê cay thì vớt ra, phơi trong râm (tránh nắng). Ngoài ra còn có cách khác là giã dập Cam thảo hòa với nước vôi, lắng gạn bỏ cặn rồi để Bán hạ vào ngâm. Quấy trộn hàng ngày đến khi màu vàng thấm đều vào bên trong vớt ra phơi trong râm đến khô (Cứ 50kg Bán hạ thì dùng 8kg Cam thảo và 10kg vôi cục) (Dược Tài Học).

 

– Bào chế Khương Bán hạ: Bán hạ đã được bào chế theo pháp Bán hạ như trên, đến khi vị thuốc không còn tê cay thì xắt lát Gừng sống rồi cho Bạch phàn và Bán hạ vào đun cho thấm. Lấy ra phơi qua cho ráo nước, cắt thành từng miếng phơi khô (Cứ 50kg Bán hạ thì dùng 12,5 kg Gừng sống 6,5kg Bạch phàn) (Dược Tài Học). 
– Bào chế Thanh Bán hạ: Lấy Bán hạ đã biến chế theo Pháp bán hạ như trên, đến khi vị thuốc không còn tê cay, thêm Bạch phàn và nước đun kỹ, lấy ra phơi qua cho ráo nước ủ ấm rồi xắt thành phiến, lại phơi trong râm mát (Cứ 50kg Bán hạ thì dùng 6,5kg Bạch phàn) (Dược Tài Học).

 
– Bào chế Bán hạ khúc: Dùng Bán hạ sống đồ vào nồi nước, dùng một chút phèn chua đun sôi ngâm 1 đêm, hôm sau lại đun nước khác để thay nước cũ đi, làm 7 ngày 7 đêm như vậy, rồi phơi khô, tán bột. Dùng nước Gừng hòa với hồ làm thành Bánh sao vàng (Trung Dược Đại Từ Điển). 
+ Dùng Bán hạ 160kg, Bạch giới tử 80g, giấm chua 200g. Cho Bạch giới tử giã nhỏ vào giấm khuấy đều, thêm Bán hạ vào ngâm trong 1 đêm. Lấy ra, rửa sạch hết nhớt mà dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). 
Bảo quản:

Để nơi khô ráo không được ẩm ướt, Bán hạ ít bị mối mọt. Nếu thấy mốc có thể lấy nước rửa sạch phơi khô, dùng Lưu hoàng xông, phơi khô, cất như cũ.

Tác dụng :

Tính vị:

+ Vị cay, tính bình (Bản Kinh).

+ Sống: tính hơi hàn; Chín: có độc (Biệt Lục).

+ Rất độc (Dược Tính Bản Thảo).

+ Vị cay tính ấm, có độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Quy kinh:

+ Vào kinh Phế, tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Vào kinh thủ Dương minh Vị, thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Vào kinh Tỳ, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng của bán hạ: Táo thấp, hóa đàm, giáng nghịch, chỉ thổ

Chỉ định :

Trị ho suyễn, khí nghịch do đàm thấp thủy ẩm, thấp trệ trung tiêu, nôn mửa bụng đầy, đinh nhọt, sưng tấy, dùng sống tán bột, đắp ngoài.
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng cầm nôn: Bán hạ chế thành hoàn và nước sắc Bán hạ có tác dụng cầm nôn. Cao lỏng Bán hạ, bột Bán hạ (chế với nhiệt độ cao) cũng có tác dụng cầm nôn. Nhưng Bán hạ sống ngược lại, lại có tác dụng gây nôn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng giảm ho: Nước sắc Bán hạ cho mèo được gây ho nhân tạo uống, có tác dụng giảm ho nhưng kém Codein. Thuốc cũng có tác dụng giảm ho nếu chích vào tĩnh mạch. Chế phẩm của Bán hạ cho thỏ uống, có tác dụng làm giảm bớt tiết nước miếng do chất Pilocarpine. Chế phẩm của Bán hạ cho chuột cống được gây bụi phổi uống, kết quả phân tích tế bào chứng minh thuốc có tác dụng làm chậm quá trình bệnh. Cho dùng thuốc càng sớm, kết quả càng tốt (Trung Dược Học).
+ Bán hạ có tác dụng giải độc đối với trường hợp nhiễm độc Strychnin và Acetycholin (Trung Dược Học).
+ Protein Bán hạ với liều 30mg/kg đối với chuột nhắt, có tác dụng chống việc có thai sớm. Bán hạ sống ngâm kiệt có tác dụng chống rối loạn nhịp tim đối với súc cật thực nghiệm (Trung Dược Học).
+ Cồn loãng hoặc nước ngâm kiệt Chưởng diệp Bán hạ (Pinellia pedatisect Schott) có tác dụng ức chế rõ rệt đối với ung thư và tế bào Hela trên súc vật thí nghiệm (Trung Dược Học).
+ Thành phần độc của Bán hạ khó hòa tan trong nước, còn thành phần có tác dụng cầm nôn và giảm ho có thể hòa vào nước nóng. Thành phần có độc không bị phá hủy bởi nước Gừng đơn độc mà bị Bạch phàn (Phèn chua) làm cho hết độc (Trung Dược Học).
Độc tính:
Liều LD50 của Bán hạ sống chích vào màng bụng chuột là 13g/kg. Bán hạ sống uống quá liều dễ bị ngộ độc. Ăn Bán hạ sống miệng lưỡi có cảm giác tê. Uống liều lớn làm cho miệng và họng có cảm giác tê, cay mạnh, ngứa, nóng bỏng, sưng, tiết nước miếng, muốn nôn, nôn, nói ngọng, khan tiếng, miệng há ra khó. Trường hợp nặng sẽ bị nghẹt thở, khó thở dẫn đến tử vong (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Liều lượng – cách dùng:

Bán hạ qua nhiều khâu chế biến khác nhau, nên dùng cũng khác.
Pháp Bán hạ dùng trong trường hợp táo thấp, hóa đàm.
Khương Bán hạ dùng trong trường hợp giáng nghịch, chỉ ẩu.
Bán hạ khúc dùng trong trường hợp kiện vị tiêu thực.
Còn Bán hạ sống chỉ dùng bên ngoài ít khi dùng để uống.
Bài thuốc
– Bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang
Bán hạ chế, Thiên ma, Quất hồng-đều 6-8g, Bạch linh, Bạch truật- đều 8-12g, Cam thảo 2-4g, Gừng tươi 2 nhát, Đại táo 2 quả. Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Có tác dụng kiện Tỳ, táo thấp, hóa đờm, tức phong.
Trị đau đầu chóng mặt, đờm nhiều, ngực đầy, do phong đỏm gây nên, rêu lưỡi trẳng nhơt, mạch huyền, hoat.
(Chú ý: đau đầu chóng mặt do Can dương thịnh, âm hư không dùng được bài này).
“Kim quỹ yếu lược”
– Bài Bán hạ hậu phác thang
Bán hạ 8-16g, Hậu phác 8-12g, Bạch linh 8-12g, Tô diệp 6- 12g, Gừng tươi 8-12g.
Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Có tác dụng hành khí, khai uất, giáng nghịch, hóa đờm.
Trị đỏm khí uất kết, trong họng như có vật ngăn trở, nhô nuốt khó khăn, ngực sườm đầy tức, đau, hoặc ho, khó thở, hoặc nôn, rêu lưỡi trắng. nhuân hoat, mạch huyền hoat hoãc huyền hoãn.
(Âm hư, đờm hỏa uất kết không nên dùng bài này).
– Bài Bán hạ tả tâm thang
Bán hạ chế 8-10g     Nhân sâm        8-12g
Hoàng cầm 8-12g     Can Khương    8-12g
Hoàng liên  4-8g     Chích Thảo       4-8g
Đại táo 4 quả
Sắc, chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng hòa Vị, giáng nghịch, khai kết, trừ bĩ.
Trị Vị khí bất hòa, gây nên vùng thượng Vị đầy tức, nôn khan, sôi bụng, tiêu chảy, rêu lưỡi nhớt, vàng mỏng. mạch huyền tế sác.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Pectol viên tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *