Thuốc Gensomax tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Gensomax điều trị bệnh gì?. Gensomax công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Gensomax giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu
Dạng bào chế:Kem bôi da
Đóng gói:Hộp 1 tuýp 10 gam
SĐK:VD-27993-17
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Viêm da có đáp ứng với corticoid khi có biến chứng nhiễm trùng thứ phát. Bệnh da dị ứng (eczema, viêm da, vết trầy, hăm). Nấm da, lang ben.

Liều lượng – Cách dùng

Thoa 1 lượng kem vừa đủ nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh 2 lần/ngày, sáng & tối. Nên thoa thuốc đều đặn.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc, với nhóm aminoglycosid. Vùng da bị trầy xước, bị mẫn cảm. Eczema tai ngoài có thủng màng nhỉ. Loét.

Tương tác thuốc:

Làm giảm hoạt tính của gentamicin: Ca, sulfafurazol, heparin, sulfacetamid, Mg, acetylcystein, cloramphenicol, actinomycin, doxorubicin, clindamycin.

Tác dụng phụ:

giảm sắc hồng cầu; nóng; ban đỏ; rỉ dịch; ngứa. Bệnh vảy cá; nổi mày đay; dị ứng toàn thân. Khi dùng trên diện rộng, có băng ép: kích ứng da, khô da, viêm nang lông, rậm lông, mụn, giảm sắc tố, viêm da bội nhiễm, teo da, vạch da, hat kê.

Chú ý đề phòng:

Dị ứng chéo trong nhóm aminoglycosid. Tránh thoa lên vết thương, vùng da tổn thương, thoa diện rộng, băng ép. Trẻ em & trẻ nhũ nhi.

Thông tin thành phần Clotrimazole

Dược lực:

Clotrimazole là một dẫn chất tổng hợp của imidazole và có cấu trúc hóa học gần giống với miconazole.
Dược động học :

Thuốc được phân bố ở da dưới dạng không chuyển hóa nồng độ giảm dần từ ngoài vào trong. Nồng độ tối đa ở tại lớp sừng hóa và thuốc hiện diện kéo dài tại các nang lông.

Sau khi bôi tại chỗ da lành hay da bị tổn thương, 0,1-0,5% thuốc được hấp thu nhưng không tìm thấy trong huyết thanh (nghĩa là nồng độ thuốc dưới 1ng/ml).

Nghiên cứu dùng thuốc bằng đường uống (là đường ít dùng trong thực tế điều trị) và đường bôi âm đạo cho thấy thuốc được chuyển hóa nhanh tại gan trước khi có ảnh hưởng toàn thân. 50% lượng clotrimazole và chuyển hóa chất của thuốc trong huyết thanh gắn với albumine huyết tương. Hàm lượng cả hai đạt đỉnh cao nhất trong vòng 2-6 giờ sau một liều uống. Nồng độ này giảm dần trong khi tiếp tục dùng thuốc. Clotrimazole ở liều uống thấp 7mg/kg/ngày kích thích khả năng oxy hóa của gan làm gia tăng sự chuyển hóa của chính nó. Thuốc được bài tiết chủ yếu qua đường mật và đường tiểu với chỉ 1% ở dạng hoạt động. Chưa rõ có bài tiết qua sữa mẹ hay có chuyển vận qua nhau thai hay không. Sau một liều uống, 10% được thải qua nước tiểu sau 24 giờ, 25% trong 6 ngày.

Tác dụng :

Thuốc có tính kháng nấm phổ rộng được bào chế dưới dạng bôi ngoài da, có khả năng ức chế sự phát triển của hầu hết các loại vi nấm gây bệnh ở người loại dermatophytes, nấm men và Malassezia furfur. Clotrimazole cho hoạt tính kìm vi nấm và diệt vi nấm in vitro chống lại các chủng phân lập của Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes, Epidermophyton floccosum, Mycrosporum canis và Candida species, kể cả Candida albicans. Không có tình trạng đề kháng bước đơn hay đa với clotrimazole phát triển khi đang điều trị C. albicans và T. mentagrophytes. Calcrem cũng có tác dụng chống lại một số vi khuẩn Gram dương đặc biệt là Staphylococcus và chống lại Trichomonas.

Giống như các imidazole khác, thuốc tác động lên tính thẩm thấu của vách tế bào vi nấm bằng cách can thiệp lên các lipide của màng. Ở liều điều trị, thuốc ức chế sự tổng hợp ergostérol của vách tế bào, nhưng ở nồng độ cao hơn, thuốc còn có thêm một cơ chế khác nữa gây hủy hoại màng mà không có liên quan gì đến sự tổng hợp stérol, đến nay chưa rõ cơ chế đó. Có tác giả nêu clotrimazole có tác dụng ức chế tổng hợp acide nhân, làm rối loạn chuyển hóa lipide, polysaccharide gây tổn thương màng tế bào và làm tăng tính thấm các màng phospholipide của lysosome của tế bào vi nấm.

Clotrimazole không gây quái thai cho chuột cống, chuột nhắt hay thỏ. Liều cao đường uống có dấu hiệu độc cho thai ở chuột cống. Không có báo cáo nào về khả năng gây ung thư của thuốc.

Chỉ định :

Ðiều trị tại chỗ tinea pedis (nấm da chân, nấm kẽ), tinea cruris (nấm bẹn), tinea corporis (nấm da thân, lác đồng tiền) do T. rubrum, T. mentagrophytes, E. floccosum và M. canis; bệnh Candida do C. albicans và tinea versicolor (lang ben) do M. furfur. Thuốc cũng có tác dụng trong một số trường hợp nhiễm trùng da không do vi nấm như erythrasma do Corynebacterium minutissimum.
Liều lượng – cách dùng:

Sau khi rửa sạch vùng da bệnh, bôi một lớp mỏng thuốc, chà xát nhẹ nhàng tại vùng da bệnh và rộng ra vùng xung quanh. Hai lần mỗi ngày, sáng và tối, liên tục cho đến một tháng hoặc tối thiểu hai tuần sau khi sạch các triệu chứng để ngừa tái phát. Tránh làm trầy xướt da trước khi bôi thuốc. Cần giữ vùng da bệnh sạch và khô, kết hợp với vệ sinh cá nhân và môi trường.

Triệu chứng lâm sàng thường được cải thiện, giảm ngứa trong vòng tuần đầu tiên.

Dù triệu chứng có thể chỉ mới bớt cũng tránh ngưng giữa chừng mà nên tiếp tục dùng thuốc cho đến hết liệu trình.

Nếu không thấy cải thiện triệu chứng sau 4 tuần cần xem lại chẩn đoán hay đổi thuốc khác. Ngưng sử dụng nếu bệnh trở nên tệ hơn, hay nếu có kích ứng.

Với tổn thương có nhiều vảy, chất tiết, mủ, dịch bẩn nên làm sạch trước khi bôi thuốc và tránh băng hay đắp kín.

Chống chỉ định :

Tăng cảm đối với clotrimazole hay imidazole bôi tại chỗ.
Tác dụng phụ

Thỉnh thoảng xảy ra nổi mẩn đỏ; cảm giác châm chích; nổi mụn nước; tróc da; phù; ngứa; mề đay; cảm giác rát phỏng; kích ứng da tổng quát, nhất là khi da có tổn thương hở. Nếu các triệu chứng trên nhẹ, không rõ ràng thì không cần phải ngưng thuốc.

Thông tin thành phần Gentamicin

Dược lực:

Gentamicin là hỗn hợp kháng sinh có cấu trúc gần nhau, được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Micromonospora purpura, Micromonospora echonospora.

Gentamicin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có hoạt phổ kháng khuẩn rộng.

Dược động học :

– Hấp thu: Gentamicin ít hấp thu qua đường tiêu hoá nhưng hấp thu tốt qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Sau khi tiêm bắp 30-60 phút thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu.

– Phân bố: thuốc ít liên kết với protein huyết tương, duy trì tác dụng 8-12 giờ. Khuếch tán chủ yếu vào dịch ngoại bào, vào được nhau thai và sữa mẹ với lượng nhỏ nhưng ít vào dịch não tuỷ kể cả khi màng não bị viêm.

– Chuyển hoá: Gentamicin ít chuyển hoá trong cơ thể.

– Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, khoảng 70% thuốc thải trừ trong vòng 24 giờ đầu. Thời gian bán thải 2-4 giờ và kéo dài hơn ở người bệnh nhân suy thận, người cao tuổi hoặc trẻ sơ sinh.

Tác dụng :

Gentamicin có tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn ưa khí gram âm và một số ít vi khuẩn gram dương như liên cầu, tụ cầu, phế cầu(kể cả tụ cầu kháng methicillin và tụ cầu sinh penicillinase). Gentamicin còn có tác dụng với một số Actinomyces và Mycoplasma.

Vi khuẩn kháng gentamicin: Mycobacterium, vi khuẩn kị khí và nấm.

Cơ chế tác dụng của gentamicin: Thuốc sau khi thấm được qua lớp vỏ tế bào vi khuẩn nhờ hệ thống vận chuyển phụ thuộc oxy, gentamicin và các aminosid gắn vào tiểu đơn vị 30S nên trìnhtự sắp xếp các acid amin không đúng tạo ra các protein của tế bào vi khuẩn không có hoạt tính làm vi khuẩn bị tiêu diệt.

Chỉ định :

Gentamicin thường được dùng phối hợp với các kháng sinh khác (beta – lactam) để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn Gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm, bao gồm: Nhiễm khuẩn đường mật (viêm túi mật và viêm đường mật cấp), nhiễm Brucella, các nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm Listeria, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn ngoài da như bỏng, loét, nhiễm khuẩn xương, khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng (bao gồm viêm phúc mạc), các nhiễm khuẩn về đường tiết niệu (viêm thận bể thận cấp) cũng như trong việc phòng nhiễm khuẩn khi mổ và trong điều trị các người bệnh suy giảm miễn dịch và người bệnh trong đơn nguyên chăm sóc tăng cường…
Gentamicin thường được dùng cùng với các chất diệt khuẩn khác để mở rộng phổ tác dụng và làm tăng hiệu lực điều trị. Thí dụ gentamicin được phối hợp với penicilin trong các nhiễm khuẩn do cầu khuẩn đường ruột và liên cầu gây ra, hoặc phối hợp với một beta – lactam kháng trực khuẩn mủ xanh trong các nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh gây ra, hoặc với metronidazol hay clindamycin trong các bệnh do hỗn hợp các khuẩn ưa khí – kỵ khí gây ra.

Nhiễm khuẩn giác mạc, củng mạc, chắp lẹo, viêm bờ mi, túi lệ, loét giác mạc, loét giác mạc có mủ, tổn thương mắt do dị vật, trước & sau các phẫu thuật có can thiệp nội nhãn.

Điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram âm mắc phải ở bệnh viện, như nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu và dự phòng phẫu thuật.

Gentamicin thường phối hợp với penicillin, quinolon, clindamycin và metronidazol để nâng cao hiệu lực kháng khuẩn.

Liều lượng – cách dùng:

Thuốc tiêm:

Thường dùng tiêm bắp. Không dùng tiêm dưới da vì nguy cơ hoại tử da. Khi không tiêm bắp được, có thể dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục. Trường hợp này, pha gentamicin với dung dịch natri clorid hoặc glucose đẳng trương theo tỷ lệ 1 ml dịch truyền cho 1 mg gentamicin. Thời gian truyền kéo dài từ 30 – 60 phút. Với người bệnh có chức năng thận bình thường, cứ 8 giờ truyền 1 lần; ở người suy thận, khoảng cách thời gian truyền phải dài hơn.
Liều lượng phải điều chỉnh tùy theo tình trạng và tuổi tác người bệnh.
Gentamicin thường phối hợp với các kháng sinh khác để mở rộng phổ tác dụng hoặc tăng tính hiệu quả như phối hợp với penicilin để điều trị nhiễm khuẩn do Enterococcus và Streptococcus, hoặc với 1 beta – lactam kháng Pseudomonas để chống nhiễm khuẩn Pseudomonas hoặc với metronidazol hoặc clindamycin đối với nhiễm khuẩn hỗn hợp hiếu khí – yếm khí.
Ở người bệnh có chức năng thận bình thường: Người lớn 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần tiêm bắp. Trẻ em: 3 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần tiêm bắp (1 mg/kg cứ 8 giờ 1 lần).
Kinh nghiệm gần đây cho thấy cả liều trong ngày có thể tiêm một lần (tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch quãng ngắn) cho người bệnh dưới 65 tuổi, có chức năng thận bình thường, điều trị không quá 1 tuần, và khi không bị nhiễm khuẩn do Enterococci hoặc Pseudomonas spp. Trong những trường hợp này, hiệu quả ít nhất là tương đương và dung nạp đôi khi tốt hơn, nếu tiêm ngày 1 lần so với cách tiêm cổ điển (8 giờ 1 lần). Trong trường hợp khác, tiêm 2 lần mỗi ngày là cách hay được khuyến cáo nhất, trừ trường hợp suy thận thì cần duy trì các biện pháp thông thường. Khi điều trị kéo dài quá 7 – 10 ngày, nên định lượng nồng độ gentamicin trong huyết tương. Nếu nồng độ còn lại (đo ngay trước khi tiêm liều tiêm tiếp sau) dưới 2 microgam/ml chứng tỏ khoảng cách dùng là phù hợp với khả năng đào thải của người bệnh.
Người bệnh suy thận: Cần thiết phải điều chỉnh liều lượng, theo dõi đều đặn chức năng thận, chức năng ốc tai và tiền đình, đồng thời cần kiểm tra nồng độ thuốc trong huyết thanh (nếu điều kiện cho phép).
Cách điều chỉnh liều theo nồng độ creatinin huyết thanh: Có thể giữ liều duy nhất 1 mg/kg và kéo dài khoảng cách giữa các lần tiêm. Tính khoảng cách (tính theo giờ) giữa 2 lần tiêm bằng cách nhân trị số creatinin huyết thanh (mg/lít) với 0,8; hoặc có thể giữ khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 8 giờ, nhưng giảm liều dùng. Trong trường hợp này, sau khi tiêm 1 liều nạp là 1 mg/kg, cứ 8 giờ sau lại dùng 1 liều đã giảm bằng cách chia liều nạp cho một phần mười (1/10) của trị số creatinin huyết thanh (mg/lít).
Cách điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin nội sinh:
Dùng liều khởi đầu là 1 mg/kg.
Các liều tiếp theo được tiêm cứ 8 giờ một lần, và tính theo công thức:
              giá trị độ thanh thải creatinin của người bệnh
1mg/kg x  ——————————————————————
           giá trị bình thường của độ thanh thải creatinin (100)
Các giá trị của độ thanh thải creatinin được biểu thị bằng ml/phút.
Trường hợp thẩm tách máu định kỳ: Tiêm tĩnh mạch chậm liều khởi đầu 1 mg/kg vào cuối buổi thẩm tách máu.
Trường hợp thẩm tách phúc mạc: Liều khởi đầu 1 mg/kg tiêm bắp. Trong khi thẩm tách, các lượng bị mất được bù bằng cách thêm 5 – 10 mg gentamicin cho 1 lít dịch thẩm tách.
Thuốc nhỏ mắt:

Tra vào mắt bệnh 1,5cm thuốc, 2-3lần/ngày.

Chống chỉ định :

Quá mẫn với thành phần thuốc hoặc nhóm aminoglycosid.

Người có tổn thương thận hoặc thính giác.

Tác dụng phụ

Thoáng qua: xót nhẹ ở mắt, ngứa, kích thích. Ngưng thuốc khi có biểu hiện dị ứng.

Với thính giác: gây rối loạn tiền đình, ốc tai do đó làm rối loạn chức năng thính giác như ù tại, chóng mặt, giảm thính lực, điếc không hồi phục.

Với thận: tổn thương, hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ có hồi phục.

Dị ứng: mày đay, ban da, viêm da tróc vẩy, viêm miệng, shock phản vệ.

Các tác dụng không mong muốn khác: ức chế dẫn truyền thần kinh-cơ giống các chất cura, trường hợp nặng gây suy hô hấp, liệt hô hấp, liệt cơ.

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Gensomax tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *