Thuốc Detoraxin OPH tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Detoraxin OPH điều trị bệnh gì?. Detoraxin OPH công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Detoraxin OPH giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Nhóm thuốc: Hocmon, Nội tiết tố
Dạng bào chế:Hỗn dịch nhỏ mắt
SĐK:VN-19149-15
Nhà sản xuất: DHP Korea Co., Ltd – HÀN QUỐC
Nhà đăng ký: Enter Pharm Co., Ltd
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Điều trị tại chỗ cho những tình trạng viêm ở mắt có đáp ứng với Steroids và có chỉ định dùng Corticoid và khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hay nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
Các loại Steroids nhỏ mắt được chỉ định trong những tình trạng viêm kết mạc bờ mi và kết mạc nhãn cầu, viêm giác mạc và bán phần trước nhãn cầu khi người ta chấp nhận nguy cơ vốn có của việc sử dụng Steroid để nhằm giảm được phù nề và tình trạng viêm.
Chúng cũng được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm màng bồ đào trước mạn tính và tổn thương giác mạc do hóa chất, tia xạ hay bỏng nhiệt hoặc do dị vật.
Việc sử dụng một loại thuốc hỗn hợp có thành phần chống nhiễm trùng được chỉ định khi có nguy cơ cao nhiễm khuẩn thông thường ở mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm hay khi thấy có khả năng có sự hiện diện ở mắt một số vi khuẩn nguy hiểm nhạy cảm với Tobramycin.
Dược lực học:
Tobidex kết hợp giữa kháng sinh và steroid đa liều để chống nhiễm khuẩn tại chỗ cho mắt.
– Tobramycin là kháng sinh ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S của ribosom.
– Dexamethason: có tác dụng chính là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch nhằm làm giảm sưng, viêm và phù nề do các tác nhân gây viêm gây ra.
Dược động học:
– Tobramycin: chưa tìm thấy các đặc tính dược động học của dạng thuốc nhỏ mắt trong Dược thư.
– Dexamethason: khi dùng tại chỗ có thể ngấm vào bao hoạt dịch, kết mạc, qua da. Chuyển hoá ở gan, đào thải qua thận.

Liều lượng – Cách dùng

– Nhỏ mắt 1 – 2 giọt / 4 – 6 giờ.
– Trong 24 – 48 giờ đầu có thể tăng liều đến 1 – 2 giọt/2 giờ.

Chống chỉ định:

– Viêm biểu mô giác mạc do Herpes simplex, Vaccinia, Varicella và các virus khác. Nhiễm nấm ở mắt. Sau khi lấy bỏ dị vật giác mạc không biến chứng.

Tác dụng phụ:

– Sưng, ngứa mí mắt, xung huyết kết mạc. Tăng áp lực nội nhãn, glaucom, tổn thương thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể dưới bao sau, chậm lành vết thương. Nhiễm khuẩn mắt thứ phát. Nên nghĩ đến nhiễm khuẩn khi dùng steroid kéo dài.

– Thông báo cho Bác sỹ biết những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng

Chú ý đề phòng:

– Dùng lâu có thể nhiễm nấm giác mạc.

– Phụ nữ có thai và cho con bú.

– Trẻ em.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

– Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú dùng theo sự chỉ dẫn của Bác sỹ.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy:

– Thuốc không gây ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy.

Thông tin thành phần Tobramycin

Dược lực:

Tobramycin là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosides thu được từ môi trường nuôi cấy nấm Streptomyces tenebrarius.
Dược động học :

– Hấp thu: Tobramycin được hấp thu nhanh sau khi tiêm bắp. Tobramycin đạt được nồng độ đỉnh trong huyết thanh sau khi tiêm bắp khoảng 30-90 phút.

– Phân bố: Tobramycin gần như không có gắn kết với protein huyết thanh. Tobramycin phân bố trong mô, dịch cơ thể sau khi tiêm thuốc. Nồng độ thuốc trong mật và phân thường thấp, nên thuốc bài tiết qua mật rất ít. Sau khi tiêm, nồng độ tobramycin trong dịch não tủy thấp. Nồng độ này phụ thuộc liều dùng, tốc độ thâm nhập thuốc, mức độ viêm màng não. Thuốc cũng ít phân bố trong đàm, dịch màng bụng, hoạt dịch, dịch ổ áp-xe. Thuốc có thể đi qua màng nhau. Nồng độ thuốc tại vỏ thận cao gấp nhiều lần so với nồng độ bình thường trong huyết thanh.

– Chuyển hoá: Sau khi dùng qua đường tiêm, chỉ một phần nhỏ thuốc được chuyển hóa ở gan.

– Thải trừ: phần lớn tobramycin được thải trừ qua sự lọc cầu thận. Độ thanh thải ở thận tương tự như độ thanh thải của creatinine nội sinh. Thời gian bán hủy trong huyết thanh ở người bình thường là 2 giờ.

Tác dụng :

Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn. Tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn hiếu khí gram âm và gram dương:

+ Vi khuẩn hiếu khí gram dương: Staphylococcus aureus

+ Vi khuẩn hiếu khí gram âm: Citrobacter sp.Enterobacter sp.Escherichia coliKlebsiella sp.Morganella morganiiPseudomonas aeruginosaProteus mirabilisProteus vulgarisProvidencia sp.Serratia sp.

Tobramycin không có tác dụng với chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí.

Cơ chế tác dụng chính xác chưa được biết đầy đủ nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30s của ribosom.

Chỉ định :

Tobramycin được chỉ định đặc biệt trong điều trị các nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hệ tuần hoàn và máu (nhiễm trùng máu), xương, da và các mô mềm, bộ máy tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương (viêm màng não) và đường hô hấp dưới, gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc được chỉ định trong lựa chọn thứ hai điều trị các nhiễm khuẩn do E. coli và staphylococcus.

Dạng thuốc nhỏ mắt (nước hay mỡ tra mắt 0,3%)
Điều trị các bệnh nhiễm trùng mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin gây ra như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ, viêm mí mắt, đau mắt hột, lẹo mắt…
Liều lượng – cách dùng:

Thuốc nhỏ mắt:
– Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt x 3 – 4 lần/ ngày.
– Nhiễm khuẩn nặng: nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt, cứ mỗi giờ 1 lần cho đến khi cải thiện bệnh, sau đó giảm dần số lần dùng thuốc.
Không dùng chung mỗi lọ cho nhiều người để tránh lây nhiễm, và không dùng quá 15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên.
Thuốc tiêm/truyền:

Tobramycin có thể được dùng bằng đường tiêm IM hay IV.

Tiêm IM:

Người lớn: ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, liều khuyến cáo của tobramycin là 1 mg/kg mỗi 8 giờ. Thời gian điều trị trung bình là 7-10 ngày. Có thể tăng liều đến 5 mg/kg/ngày ở bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Liều này nên được giảm xuống còn 3 mg/kg/ngày càng sớm càng tốt.

Trẻ em: 3-5mg/kg/ngày, chia làm các liều bằng nhau mỗi 8-12 giờ.

Trẻ sơ sinh: 2mg/kg mỗi 12 giờ, đối với các trẻ cân nặng từ 1,5 đến 2,5 kg.

Truyền IV:

Chỉ nên dùng đường truyền IV khi không thể dùng đường tiêm IM. Nồng độ tobramycin sau khi pha không vượt quá 1mg/ml (0,1%). Thời gian truyền từ 1-2 giờ. Liều khi dùng đường IV tương tự như đối với đường tiêm IM. Không nên dùng phối hợp tobramycin với các thuốc khác. Ở bệnh nhân bị suy thận, nên chỉnh liều tùy theo mức độ suy thận.

Tương hợp:

Tobramycin tương hợp với đa số các dịch truyền đường tĩnh mạch thông dụng hiện nay, nhưng không tương hợp với dung dịch heparin và có thể tương tác hóa học với b-lactam. Tobramycin tương kỵ với các dịch truyền có chứa alcohol, sargramostin và clyndamycin phosphate nếu được pha loãng trong dung dịch glucose để tiêm.

Tobramycin tương kỵ về mặt vật lý với carbenicillin. Không được hòa lẫn với các thuốc khác trong cùng một bơm tiêm hay cùng một đường truyền tĩnh mạch.
Chống chỉ định :

– Quá mẫn cảm với tobramycin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc, hay với nhóm aminoglycosides.

– Phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ thường chỉ xảy ra với một tỉ lệ thấp ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường khi không vượt quá liều lượng và thời gian điều trị khuyến cáo. Ở người già, bệnh nhân bị suy thận, vượt quá liều lượng và thời gian điều trị khuyến cáo thì nguy cơ xảy ra tác dụng ngoại ý sẽ gia tăng. Các phản ứng phụ đặc trưng của kháng sinh nhóm aminoglycosides được ghi nhận là độc tính trên ốc tai của dây thần kinh số 8, như chóng mặt, giựt nhãn cầu, có tiếng vo vo trong tai và giảm thính lực. Tăng BUN và tiểu ít cũng đã được ghi nhận.

Tác tác dụng phụ khác:

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi dùng tobramycin gồm thiếu máu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, sốt, phát ban, ngứa, mề đay, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, ngủ lịm, hay lẫn lộn và mất khả năng định hướng, và đau tại nơi tiêm thuốc. Các bất thường có thể xảy ra khi dùng tobramycin gồm tăng transaminase huyết thanh (SGOT-SGPT) và lactic dehydrogenase, giảm canxi, magnê, natri và kali trong huyết thanh, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan.

Thông tin thành phần Dexamethasone

Dược lực:

Dexamethasone là fluomethylprednisolon, glucocorticod tổng hợp, hầu như không tan trong nước.

Dược động học :

– Hấp thu: Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, cũng hấp thu tốt ở ngay vị trí dùng thuốc. Thuốc được hấp thu cao ở gan, thận và các tuyến thượng thận.

– Phân bố: Thuốc được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể, thuốc qua được nhau thai và một lượng nhỏ qua sữa mẹ. Thuốc cũng liên kết với protein huyết tương tới 77% và chủ yếu là albumin.

– Chuyển hoá: Thuốc chuyển hoá ở gan chậm.

– Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu, hầu hết ở dạng steroid không liên hợp. Thời gian bán thải khoảng 36-54 giờ.

Tác dụng :

Dexamethason tác dụng bằng cách gắn kết vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị vào nhân tế bào và ở đó đã tác động đến một số gen được dịch mã. Dexamethason có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, còn có tác dụng đến cân bằng điện giải thì rất ít. Về hoạt lực chống viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần.

Dexamethason được dùng uống,tiêm bắp, tiêm tại chỗ, hít hoặc bôi tại chỗ, để điều trị các bệnh mà corticosteroid được chỉ định( trừ suy tuyến thượng thận ) như shock do chảy máu, do chấn thương, do phẫu thuật hoặc do nhiễm khuẩn, phù não do u não, các bệnh viêm khớp…

Với liều tác dụng dược lý, dexamethason dùng toàn thân gây ưc chế tuyến yên gây giải phóng corticotropin (ACTH), làm cho vỏ tuyến thượng thận ngừng tiết hormon corticosteroid nội sinh( gây suy vỏ tuyến thượng thận thứ phát).

Chỉ định :

Kháng viêm, dùng trong viêm gan mãn tính, viêm cầu thận, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm khớp, viêm đa khớp, hen suyễn
Liều lượng – cách dùng:

Người lớn: Cấp tính: 3 mg/ngày, nếu bệnh nặng uống 4-6 mg/ngày, khi đạt kết quả hạ dần liều dùng;

Duy trì: 1/2-1 mg/ngày.
Trẻ em: 1/4-2 mg/ngày, tùy theo tuổi.
Liều dùng 1 ngày chia 2-3 lần, uống trong hoặc sau bữa ăn.
Chống chỉ định :

Loét dạ dày tá tràng. Bệnh đái tháo đường. Bệnh do virus. Tăng huyết áp.

Nhiễm nấm toàn thân, nhiễm khuẩn lao, lậu.

Tác dụng phụ

Khi dùng kéo dài: loét dạ dày tá tràng, ứ nước và muối, hội chứng Cushing, teo vỏ thượng thận, loãng xương, teo cơ.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

 

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Detoraxin OPH tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *