TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Ceozime Capsule điều trị bệnh gì?. Ceozime Capsule công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.
BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Ceozime Capsule giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.
Ceozime Capsule
Tác giả: Ths.Dược sĩ Phạm Liên
Tham vấn y khoa nhóm biên tập.
ngày cập nhật: 31/12/2019
Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Dạng bào chế:Viên nang cứng
Đóng gói:Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thành phần:
Celecoxib 200mg
SĐK:VN-21121-18
|
Nhà sản xuất:
|
Theragen Etex Co., Ltd – HÀN QUỐC
|
|
|
Nhà đăng ký:
|
Saint Corporation
|
|
|
Nhà phân phối:
|
|
|
Chỉ định:
Giảm dấu hiệu & triệu chứng viêm xương khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp ở người lớn.
Kiểm soát các chứng đau cấp ở người lớn, kể cả đau răng.
Điều trị đau bụng kinh tiên phát
Liều lượng – Cách dùng
Viêm xương khớp mãn 200 mg/ngày, 1 lần hoặc chia 2 lần.
Viêm khớp dạng thấp 200 mg x 2 lần/ngày.
Kiểm soát các chứng đau cấp & điều trị đau bụng kinh tiên phát khởi đầu 400 mg, bổ sung 200 mg nếu cần vào ngày đầu tiên, những ngày tiếp theo: 200 mg x 2 lần/ngày nếu cần. Khoảng cách liều tối thiểu 4 giờ
Cách dùng:
Có thể dùng lúc đói hoặc no
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
Người dị ứng sulfonamid.
Có thai/cho con bú.
Suy tim/thận/gan nặng, viêm ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng)
Tương tác thuốc:
ACEI, aspirin, fluconazole, furosemide, lithium, warfarin
Tác dụng phụ:
Đau đầu, hoa mắt; táo bón, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn, chảy máu đường tiêu hóa trên; viêm phế quản, ho, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiêu hóa trên; đau khớp, đau lưng, đau cơ; ngứa, phù ngoại vi, ban da.
Chú ý đề phòng:
Bệnh nhân tiền sử suy tim, rối loạn chức năng thất trái, cao huyết áp, bị phù, có dấu hiệu/triệu chứng rối loạn chức năng gan, có bất thường trong xét nghiệm chức năng gan.
Thông tin thành phần Celecoxib
Dược lực:
Celecoxib là một thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) được dùng để điều trị viêm khớp.
Dược động học :
– Hấp thu: thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Sinh khả dụng cao khoảng 90%.
– Phân bố: liên kết với protein huyết tương trên 85%.
– Chuyển hoá: ở gan.
– Thải trừ: chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hoá. Thời gian bán thải khoảng 17 giờ.
Tác dụng :
Celecoxib là một thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) được dùng để điều trị viêm khớp. Prostaglandin là những hóa chất góp phần quan trọng gây viêm khớp dẫn đến đau, nóng, sưng và đỏ. Celecoxib phong bế enzym tạo prostaglandin (cyclooxygenase 2), làm giảm nồng độ prostaglandin. Kết quả là giảm viêm và giảm sưng nóng đỏ đau đi kèm. Celecoxib khác với các NSAID khác ở chỗ thuốc ít gây viêm loét dạ dày ruột (chí ít là khi điều trị ngắn ngày) và không cản trở đông máu.
Chỉ định :
Ðiều trị triệu chứng bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ở người trưởng thành.
Liều lượng – cách dùng:
Cần thăm dò liều dùng thấp nhất cho từng bệnh nhân.
– Bệnh viêm xương khớp: 200mg x 1lần/ngày hoặc 100mg x 2lần/ngày.
– Viêm khớp dạng thấp: 100-200mg x 2lần/ngày.
Dùng liều thấp nhất có hiệu quả tuỳ theo từng bệnh nhân. Để xử trí viêm xương khớp liều thường là 100mg 2 lần/ngày hoặc 200mg 1 lần. Đối với viêm khớp dạng thấp liều thường là 100 hoặc 200mg 2 lần/ngày.
Chống chỉ định :
– Bệnh nhân quá mẫn đã biết với celecoxib.
– Bệnh nhân có biểu hiện phản ứng dị ứng với các sulfonamid.
– Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh suyễn, nổi mày đay hoặc phản ứng dị ứng sau khi dùng aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác.
Tác dụng phụ
– Xuất huyết tiêu hóa, khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, đau lưng, phù ngoại vi, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, phát ban, viêm họng.Mặc dù loét dạ dày ruột có xảy ra khi dùng celecoxib, các nghiên cứu ngắn ngày cho thấy tỷ lệ mắc tai biến này thấp hơn các NSAID khác.
– Celecoxib không cản trở chức nǎng tiểu cầu, do đó không làm giảm đông máu dẫn đến tǎng chảy máu như các NSAID khác.
– Những tác dụng có hại hay gặp nhất là đau dầu, đau bụng, khó tiêu, ỉa chảy, buồn nôn, đầy hơi và mất ngủ. Những tác dụng phụ khác là choáng ngất, suy thận, suy tim, tiến triển nặng của cao huyết áp, đau ngực, ù tai, điếc, loét dạ dày ruột, xuất huyết, nhìn lóa, lo âu, mẫn cảm với ánh sáng, tǎng cân, giữ nước, các triệu chứng giống cúm, chóng mặt và yếu.
– Các dạng phản ứng dị ứng có thể xảy ra với celecoxib. Những người bị phản ứng dị ứng (phát ban, ngứa, khó thở) với sulfonamid (như Bactrim), aspirin hoặc các NSAID khác có thể bị dị ứng với celecoxib và không nên uống celecoxib.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Ceozime Capsule tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? bình luận cuối bài viết.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
- Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Ceozime Capsule tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
- Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Tracuuthuoctay cung cấp thông tin liên quan đến thuốc từ A-Z. Bạn có thể tìm đọc về các thuốc được kê toa cũng như không kê toa, hoặc tìm hiểu dựa trên phân loại của Thuốc A-Z. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tìm hiểu, mở rộng kiến thức, và không hề cung cấp bất kì lời khuyên về y tế, điều trị cũng như chẩn đoán. Hãy luôn nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi bắt đầu, dừng hay thay đổi phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe.
Tác giả : Trương Phú Hải
Chuyên khoa: chuyên khoa II Ngoại khoa tiết niệu, nam học.
Trình độ học vấn:
-Đại học Y Hà Nội
Quá trình công tác:
- Từng công tác tại khoa Ngoại – bệnh viện Đa khoa Hà Đông – Hà Nội
-PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện đa khoa Hà Nội
-Chuyên viên y tế công tác tại Agola...
-Giảng viên bộ môn Ngoại khoa tại Học viện Quân Y 103
Sở trưởng chuyên môn:
-Tư vấn và điều trị các bệnh lý nam khoa
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nam giới
- Thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu và ngoại tiết niệu nam
- Phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, dò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...
Bác sĩ luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe các bệnh nam khoa, viêm nhiễm cơ quan sinh dục nam, rối loạn chức năng sinh lý cũng như là chuẩn đoán vô sinh hiếm muộn ở nam giới.
Latest posts by Tra Cứu Thuốc Tây
(see all)