Thuốc Vaticol tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Vaticol điều trị bệnh gì?. Vaticol công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Vaticol giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Vaticol

Vaticol
Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu
Dạng bào chế:Kem bôi da
Đóng gói:hộp 1chai x 8g kem bôi da

Thành phần:

Chloramphenicol, Dexamethasone acetate
SĐK:V1304-h12-06
Nhà sản xuất: Công ty Dược vật tư Y tế Long An – VIỆT NAM
Nhà đăng ký:
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Viêm da tiếp xúc, chốc lở, viêm nang lông, mụn trứng cá. Các vết trầy nhiễm trùng ngoài da. Chàm nhiễm khuẩn.

Liều lượng – Cách dùng

Liều tối đa 1 tuần. Thoa thuốc từ 2 đến 3 lần/ngày.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc. Tổn thương nhiễm trùng nguyên phát ở da (nguồn gốc vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng). Các thương tổn loét. Chống chỉ định bôi bít trong các bệnh da có bội nhiễm. Không bôi trong ống tai ngoài nếu bị thủng màng nhĩ.

Tương tác thuốc:

Không bôi đồng thời với các thuốc khác.

Tác dụng phụ:

Phản ứng quá mẫn.

Thông tin thành phần Chloramphenicol

Dược lực:

Chloramphenicol là kháng sinh được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp.
Dược động học :

– Hấp thu: Cloraphenicol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Cloramphenicol palmitat thuỷ phân trong đường tiêu hoá và được hấp thu dưới dạng cloramphenicol tự do.

Sau khi dùng tại chỗ ở mắt, cloramphenicol được hấp thu vào thuỷ dịch.

– Phân bố: Cloramphenicol được phân bố rộng khắp trong phần lớn mô cơ thể kể cả nước bọt, dịch cổ trướng, dịch màng phổi, hoạt dịch, thuỷ dịch và dịch kính. Nồng độ thuốc cao nhất trong gan và thận. Cloramphenicol gắn kết với khoảng 60% với protein huyết tương.

– Chuyển hoá: Cloramphenicol bị khử hoạt chủ yếu ở gan do glucuronyl transferase.

– Thải trừ: Khoảng 68-99% một liều uống cloramphenicol thải trừ trong nước tiểu trong 3 ngày, 5-15% liều này thải trừ dưới dạng không đổi trong nwocs tiểu qua lọc cầu thận và phần còn lại thải trừ qua ống thận dưới dạng những chất chuyển hoá không hoạt tính.
Tác dụng :

Cloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.

Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom. Thuốc cũng có cùng vị trí tác dụng với erythromycin, clindamycin, lincomycin, oleandomycin và troleandomycin.

Cloramphenicol cũng có ức chế tổng hợp protein ở những tế bào tăng sinh nahnh của động vật có vú.

Cloramphenicol có thể gây ức chế tuỷ xương và có thể không hồi phục được.

Cloramphenicol có hoạt tính ức chế miễn dịch nếu cho dùng toàn thân trwocs khi kháng nguyên kích thích cơ thể, tuy vậy đáp ứng kháng thể có thể không bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng cloramphenicol sau kháng nguyên.

Thuốc không có tác dụng với Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter spp., Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và ít tác dụng đối với nấm.
Chỉ định :

– Nhiễm trùng phần trước của mắt, mí & lệ đạo.
– Phòng ngừa nhiễm trùng trước & sau mổ, bỏng hóa chất & các loại bỏng khác. 
– Những nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm, viêm màng não và những nhiễm khuẩn khác do Haemophilus influenzae khi các kháng sinh aminopenicilin, gentamicin và một số cephalosporin thế hệ 3 không hiệu quả hoặc bị chống chỉ định.
– Nhiễm khuẩn do Rickettsia khi không thể dùng tetracyclin.
– Mắt hột & zona mắt.
– Bơm rửa hệ thống dẫn lưu nước mắt với mục đích điều trị hay phòng ngừa.
Liều lượng – cách dùng:

Thuốc nhỏ mắt:

Nhỏ 1 giọt/lần x 2-4 lần/ngày.

Cấp tính: nhỏ 1 giọt/giờ.
Chưa có khuyến cáo dùng cho trẻ em.

Thuốc uống:
– Người lớn: Uống 250mg/lần x 4 lần/ngày.
– Trẻ em: Uống 50 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 4 lần.
Chống chỉ định :

Quá mẫn với thành phần thuốc. Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp từng cơn. Suy gan nặng. Bệnh về máu nặng do tủy xương. Sơ sinh. Tiền sử gia đình có suy tủy xương.
Tác dụng phụ

Phản ứng có hại:

Cảm xót nhẹ thoáng qua, vị đắng khi xuống miệng. Cá biệt: loạn sản máu bất hồi phục một phần, viêm dây thần kinh có hồi phục.

Thông tin thành phần Dexamethasone

Dược lực:

Dexamethasone là fluomethylprednisolon, glucocorticod tổng hợp, hầu như không tan trong nước.

Dược động học :

– Hấp thu: Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, cũng hấp thu tốt ở ngay vị trí dùng thuốc. Thuốc được hấp thu cao ở gan, thận và các tuyến thượng thận.

– Phân bố: Thuốc được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể, thuốc qua được nhau thai và một lượng nhỏ qua sữa mẹ. Thuốc cũng liên kết với protein huyết tương tới 77% và chủ yếu là albumin.

– Chuyển hoá: Thuốc chuyển hoá ở gan chậm.

– Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu, hầu hết ở dạng steroid không liên hợp. Thời gian bán thải khoảng 36-54 giờ.
Tác dụng :

Dexamethason tác dụng bằng cách gắn kết vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị vào nhân tế bào và ở đó đã tác động đến một số gen được dịch mã. Dexamethason có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, còn có tác dụng đến cân bằng điện giải thì rất ít. Về hoạt lực chống viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần.

Dexamethason được dùng uống,tiêm bắp, tiêm tại chỗ, hít hoặc bôi tại chỗ, để điều trị các bệnh mà corticosteroid được chỉ định( trừ suy tuyến thượng thận ) như shock do chảy máu, do chấn thương, do phẫu thuật hoặc do nhiễm khuẩn, phù não do u não, các bệnh viêm khớp…

Với liều tác dụng dược lý, dexamethason dùng toàn thân gây ưc chế tuyến yên gây giải phóng corticotropin (ACTH), làm cho vỏ tuyến thượng thận ngừng tiết hormon corticosteroid nội sinh( gây suy vỏ tuyến thượng thận thứ phát).

Chỉ định :

Kháng viêm, dùng trong viêm gan mãn tính, viêm cầu thận, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm khớp, viêm đa khớp, hen suyễn
Liều lượng – cách dùng:

Người lớn: Cấp tính: 3 mg/ngày, nếu bệnh nặng uống 4-6 mg/ngày, khi đạt kết quả hạ dần liều dùng; 

Duy trì: 1/2-1 mg/ngày. 
Trẻ em: 1/4-2 mg/ngày, tùy theo tuổi. 
Liều dùng 1 ngày chia 2-3 lần, uống trong hoặc sau bữa ăn.
Chống chỉ định :

Loét dạ dày tá tràng. Bệnh đái tháo đường. Bệnh do virus. Tăng huyết áp.

Nhiễm nấm toàn thân, nhiễm khuẩn lao, lậu.
Tác dụng phụ

Khi dùng kéo dài: loét dạ dày tá tràng, ứ nước và muối, hội chứng Cushing, teo vỏ thượng thận, loãng xương, teo cơ.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Vaticol tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *