Thuốc Trimafort tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Trimafort điều trị bệnh gì?. Trimafort công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Trimafort giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Trimafort

Trimafort
Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
Dạng bào chế:Hỗn dịch uống
Đóng gói:Hộp 20 gói x 10ml

Thành phần:

Nhôm hydroxyd ; Magnesi hydroxyd; Simethicon
Hàm lượng:
Mỗi gói 10 ml chứa: Gel Nhôm hydroxyd 3030,3mg; Magnesi hydroxyd 800,4 mg; Simethicon nhũ dịch 30% 266,7mg (tương ứng 80mg Simethicon)
SĐK:VN-20750-17
Nhà sản xuất: Daewoong Pharm Co., Ltd – HÀN QUỐC
Nhà đăng ký: Daewoong Pharm Co., Ltd
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Viêm dạ dày cấp tính – mãn tính, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, người bị viêm hang vị dạ dày.
Người bị viêm loát tá tràng.
Người bị đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, khó tiêu trong quá trình thực hiện thủ thuật chụp X quang.
Bệnh nhân ngộ độc các chất acid, các chất ăn mòn gây xuất huyết, ngộ độc kiềm…

Liều lượng – Cách dùng

Người lớn: 1 gói x 3 lần / ngày.
Thời điểm uống thuốc có thể là trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Chống chỉ định:

Dị ứng với các thành phần có trong thuốc

Tương tác thuốc:

Muối Fe, kháng thụ thể H2, tetracyclin, fluoroquinolon, ketoconazol, norfloxacin, ciprofloxacin, thuốc dạng viên bao tan trong ruột, mecamylamin, methenamin, Na polystyren sulfonat resin.

Tác dụng phụ:

Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy…

Chú ý đề phòng:

Bị rối loạn chức năng thận, gan

Đang mang thai hoặc cho con bú

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Thông tin thành phần Aluminium hydroxid

Chỉ định :

Tăng tiết acid (đau, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua) ở người có loét và không có loét dạ dày – tá tràng; trào ngược dạ dày – thực quản; tăng phosphat máu.
Liều lượng – cách dùng:

Khó tiêu do tăng acid và trào ngược dạ dày – thực quản:

Người lớn: Dạng viên nhai mỗi lần 0,5 – 1,0 g, dạng hỗn dịch uống mỗi lần 320 – 640 mg, ngày 4 lần, uống vào 1 – 3 giờ sau khi ăn và khi đi ngủ, hoặc khi đau, khó chịu.

Trẻ em 6 – 12 tuổi: Uống 320 mg dạng hỗn dịch, ngày 3 lần.

Tăng phosphat máu: Người lớn: Uống 2 – 10 g mỗi ngày, chia làm nhiều lần, vào các bữa ăn. Uống với nhiều nước để giảm táo bón do thuốc.

Chế phẩm phối hợp nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd:

Hỗn dịch: chứa magnesi hydroxyd 195 mg + nhôm hydroxyd 220 mg/5ml: người lớn uống mỗi lần 10 – 20 ml, vào 20 – 60 phút sau khi ăn, trước khi đi ngủ hoặc khi đau, khó chịu. Trẻ em dưới 14 tuổi không nên dùng.

Dạng viên: Chứa magnesi hydroxyd 400 mg + nhôm hydroxyd 400 mg: người lớn nhai mỗi lần 1 – 2 viên vào 1 giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ hoặc khi đau, tối đa 6 lần một ngày.

Chống chỉ định :

Mẫn cảm với thuốc; giảm phosphat máu; trẻ nhỏ (đặc biệt trẻ bị mất nước và suy thận); rối loạn chuyển hoá porphyrin; chảy máu trực tràng hoặc dạ dày – ruột chưa chẩn đoán được nguyên nhân; viêm ruột thừa.
Tác dụng phụ

Thường gặp: táo bón; chát miệng; cứng bụng; buồn nôn; phân trắng. ít gặp: giảm phosphat máu làm tăng tiêu xương; giảm magnesi máu; tăng calci niệu; nguy cơ nhuyễn xương (khi chế độ ăn ít phosphat hoặc điều trị lâu dài); tăng nhôm trong máu gây bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Thông tin thành phần Magnesium hydroxide

Dược lực:

Là thuốc kháng acid, có tác dụng nhuận tràng.

Dược động học :

Magnesium hydroxyd phản ứng với hydrocloric tạo thành magnesi clorid và nước. Khoảng 15 – 30% lượng magnesi clorid vừa tạo ra được hấp thu và sau đó được thải trừ qua nước tiểu ở người có chức năng thận bình thường. Còn lượng magnesi hydroxyd nào chưa chuyển hoá thành magnesi clorid thì có thể được chuyển hoá ở ruột non và được hấp thu không đáng kể.
Tác dụng :

magnesi hydroxyd tan trong acid dịch vị, giải phóng ra các anion có tác dụng trung hào acid dạ dày, hoặc làm chất đệm cho dịch dạ dày, nhưng không tác động đến sự sản sinh ra dịch dạ dày. Kết quả là pH dạ dày tăng lên, làm giảm triệu chứng tăng acid. Thuốc cũng làm giảm độ acid trong thực quản và làm giảm tác dụng của men pepsin.

Tác dụng này đặc biệt quan trọng ở người bệnh loét tiêu hoá. pH tối ưu của hoạt động pepsin là 1,5 – 2,5, do antacid làm tăng pH dạ dày lên trên 4, nên tác dụng phân giải protein của pepsin là thấp nhất.

Thuốc còn có tác dụng nhuận tràng, nên thường được phối hợp với các nhôm antacid để giảm tác dụng gây táo bón của nhôm antacid.
Chỉ định :

Thuốc được dùng bổ trợ cho các biện pháp khác để giảm đau do loét dạ dày tá tràng và để thúc đẩy liền loét. 

Thuốc cũng được dùng để giảm đầy bụng do tăng acid, ợ nóng, khó tiêu và ợ chua (trào ngược dạ dày thực quản).
Liều lượng – cách dùng:

Cách dùng: thuốc chốgn acid được dùgn theo đường uống, viên thuốc phải nhai kỹ trước khi nuốt.

Đối với bệnh loét dạ dày tá tràng, liều thuốc thường cho theo kinh nghiệm và nhiều liều khác nhau đã được dùng. Ở người loét dạ dày hoặc tá tràng không có biến chứng, cho uống thuốc 1 – 3 giờ sau khi ăn và lúc đi ngủ. Một đợt dùgn thuốc trong khoảng từ 4 – 6 tuần hoặc tới khi vết loét liền.

Ở người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản, ở người bệnh có chảy máu dạ dày hoặc loét do stress, thuốc được dùng mỗi giờ một lần. Với người bệnh chảy máu dạ dày, phải điều chỉnh liều antacid để duy trì được pH dạ dày bằng 3,5.

Ở liều chống acid, thuốc chỉ có tác dụng tẩy nhẹ.

Liều lượng:

Magnesi hydroxyd để chống acid từ 300 – 600 mg cho 1 ngày, tác dụng tẩy nhẹ: 2 – 4 g.
Chống chỉ định :

Suy chức năng thận nặng (nguy cơ tăng magnesi máu).

các trường hợp mẫn cảm với các antacid chứa magnesi.

Trẻ nhỏ (nguy cơ tăng magnesi huyết), đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc trẻ bị suy thận).
Tác dụng phụ

Thường gặp: miệng đắng chát, ỉa chảy khi dùng quá liều.

Ít gặp: nôn hoặc buồn nôn, cứng bụng.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Trimafort tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *