TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Teicovin 200 điều trị bệnh gì?. Teicovin 200 công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.
BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Teicovin 200 giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.
Teicovin 200

Thành phần:
Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (VINPHACO) – VIỆT NAM | ||
Nhà đăng ký: | Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (VINPHACO) | ||
Nhà phân phối: |
Chỉ định:
Viêm phúc mạc qua đường tiêm trong phúc mạc trên bệnh nhân đang điều trị bằng thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục.
Đề phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn Gr(+) trong phẫu thuật nha khoa trên người bệnh tim có nguy cơ, đặc biệt bệnh nhân dị ứng kháng sinh họ beta-lactams
Liều lượng – Cách dùng
1 lần/ngày sau một hoặc nhiều liều tải.
Người lớn chức năng thận bình thường: Ngày 1: tiêm truyền tĩnh mạch 1 liều 6 mg/kg (thường là 400 mg). Những ngày tiếp theo: liều dùng có thể 6 mg/kg/ngày tiêm truyền tĩnh mạch hoặc 3 mg/kg/ngày tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 lần/ngày.
Trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn, nên dùng liều cao nhất và đường tĩnh mạch. nhiễm khuẩn có tiềm năng tử vong: 6 mg/kg x 2 lần/ngày x 1-4 ngày (liều tải), duy trì 6 mg/kg/ngày tiêm truyền tĩnh mạch.
Trẻ em: 10 mg/kg mỗi 12 giờ x 3 liều, tiếp tục 6-10 mg/kg/ngày, liều cao nhất cho nhiễm khuẩn nặng nhất hoặc trẻ em giảm bạch cầu trung tính.
Sơ sinh: Ngày 1: 16 mg/kg, duy trì 8 mg/kg/ngày, truyền tĩnh mạch chậm khoảng 30 phút.
Suy thận: ClCr: 40-60 mL/phút: giảm nửa liều hoặc dùng cách nhật; Đề phòng viêm nội tâm mạc trong phẫu thuật nha khoa: Tiêm truyền tĩnh mạch 1 liều 400 mg khi bắt đầu gây mê.
Bệnh nhân có van tim nhân tạo: nên phối hợp 1 aminoglycoside.
Tiêm trong phúc mạc:Bệnh nhân suy thận và viêm phúc mạc thứ phát do thường xuyên thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục: 20 mg teicoplanin cho mỗi lít dịch thẩm phân, sau khi đã tiêm tĩnh mạch 1 liều tải 400 mg, nếu bệnh nhân có sốt. Có thể điều trị trong hơn 7 ngày, liều tiêm trong phúc mạc giảm còn ½ vào tuần thứ 2 và giảm còn ¼ vào tuần thứ 3
Cách dùng:
Tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm trong phúc mạc
Chống chỉ định:
Tương tác thuốc:
Aminoglycosides, amphotericin B, cyclosporine, ethacrynic acid, cephaloridine, polymyxin B, colistin, furosemide
Tác dụng phụ:
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Phản ứng huyết học.
Thay đổi chức năng gan/thận.
Yếu sức, chóng mặt, nhức đầu, co giật sau khi tiêm trong não thất.
Mất thính lực, ù tai, rối loạn tiền đình.
Bội nhiễm.
Có một số báo cáo cảm giác khó chịu trong ngực, nhịp tim nhanh, tăng nồng độ uric acid và amylase trong máu
Thông tin thành phần Teicoplanin
Tác dụng hiệp lực in vitro chống Staphylococcus aureus và cầu khuẩn đường ruột đã được chứng minh giữa teicoplanin và các aminoglycosides, tác dụng hiệp lực với imipenem chống những vi khuẩn này cũng đã được chứng minh. Sự kết hợp in vitro của teicoplanin và rifampicin được chứng minh là có tác dụng cộng lực và hiệp lực chống Staphylococcus aureus. Hơn nữa, sự hiệp lực in vitro với ciprofloxacin chống Staphylococcus epidermidis đã được chứng minh.
In vitro, teicoplanin không gây khởi phát kháng thuốc “một bước”. Kiểu kháng thuốc “nhiều bước” chỉ xảy ra sau nhiều bước cấy chuyển.
Các trị số MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) cao chống các chủng khác nhau của Staphylococcus haemolyticus đã được báo cáo với teicoplanin. Teicoplanin không gây kháng chéo với các nhóm kháng sinh khác. Sự kháng chéo giữa teicoplanin và vancomycin đôi khi được nhận thấy ở cầu khuẩn đường ruột.
Sau cùng, teicoplanin được chứng minh có hoạt tính chống tụ cầu đối với các vi khuẩn nội bào bị bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu đơn nhân thực bào.
Teicoplanin ức chế tổng hợp vỏ tế bào và chỉ có tác dụng chống vi khuẩn gram dương, teicoplanin là thuốc diệt khuẩn mạnh đối với các chủng nhạy cảm, trừ cầu khuẩn đường ruột. Thuốc có tác dụng đối với tụ cầu nhạy cảm và kháng methicillin với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) Cơ chế kháng teicoplanin của các chủng Streptococcus chưa rõ, nhưng kháng thuốc có thể xảy ra ở các chủng nhạy cảm trong quá trình điều trị trước đó. Cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycin theo kiểu van A thì cũng kháng teicoplanin, vì hai thuốc này có cơ chế kháng thuốc giống nhau: làm biến đổi đích tác dụng trên vỏ tế bào để các glycopeptid không liên kết được.
Người bệnh suy thận: liều dùng cần phải điều chỉnh.
Thường gặp: sốt, ban da, đau ở nơi tiêm.
Ít gặp: tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu, viêm tĩnh mạch huyết khối, co thắt phế quản, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau đầu, chóng mặt, ngứa , mày đay, tăng transaminase và phosphat kiềm, tăng creatinin huyết thanh, mất khả năng nghe.
Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, giảm bạch cầu trung tính, hội chứng Lyell, tróc vẩy.
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Teicovin 200 tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? bình luận cuối bài viết.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
- Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Teicovin 200 tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
- Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
- Thuốc Plaquenil 200mg công dụng, liều dùng và tác dụng phụ cần biết - 13/10/2024
- Thông tin đầy đủ về thuốc ung thư Lenvaxen 4mg - 06/10/2024
- Thuốc Cetrigy tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? - 26/08/2024