Thuốc Remos Anti-Itch tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Remos Anti-Itch điều trị bệnh gì?. Remos Anti-Itch công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Remos Anti-Itch giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Remos Anti-Itch

Remos Anti-Itch
Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu
Dạng bào chế:Gel bôi da
Đóng gói:Tuýp 10g

Thành phần:

Lidocaine 200mg, Diphenhydramine 100mg, Dipotassium Glycyrrhizinate 100mg, Tocopherol Acetate 50mg, Isopropylmethyphenol 10mg. Tá dược vừa đủ 10g.

Nhà sản xuất: Công ty TNHH Rohto-Mentholatum Việt Nam – VIỆT NAM
Nhà đăng ký:
Nhà phân phối:

Chỉ định:

– Ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau như: dị ứng, viêm da, phát ban, chàm, nổi mề đay, côn trùng cắn, lở loét, rôm sảy,… hoặc do các bệnh bên trong cơ thể. Ngứa gây khó chịu, mất ngủ, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Gãi làm giảm cảm giác ngứa tạm thời nhưng có thể làm da trầy xước, nhiễm trùng và viêm da.
– Remos Anti-Itch – dạng gel trong, thấm nhanh làm giảm các triệu chứng ngứa. Công thức phối hợp các hoạt chất chống ngứa, kháng viêm, kháng khuẩn và phục hồi da, giúp điều trị ngứa do dị ứng, rôm sảy, chàm, mề đay, côn trùng cắn.

Ngứa, vết côn trùng cắn, chàm, viêm da do tiếp xúc, viêm da dị ứng mề đay, nổi ban, rôm sảy.

Liều lượng – Cách dùng

Thoa một lượng gel vừa đủ lên vùng da cần trị liệu, vài lần trong ngày.

Chống chỉ định:

Không dùng cho người quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Không sử dụng chế phẩm lên vùng da quanh mắt, niêm mạc và vết thương hở.

Thông tin thành phần Lidocaine

Dược lực:

Lidocaine hydrocloride là thuốc gây tê có cấu trúc amid.
Dược động học :

Lidocain hấp thu được qua đường tiêu hoá nhưng bị chuyển hoá qua gan lần đầu lớn. Tiêm gây giãn mạch nơi tiêm, vì vậy nếu dùng gây tê thì thường phối hợp với chất co mạch để giảm hấp thu thuốc. Vào máu, thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 70%. Thuốc có ái lực cao với tổ chức hơn với huyết tương, đặc biệt là phổi, não sau đó đến tim, gan, lách, ruột, cơ và mô mỡ. Thuốc qua nhau thai khoảng 40%. Thuốc chuyển hoá ở gan khaỏng 70% bằng phản ứng alkyl hoá và hydrõyl hoá tạo ra 2 chất chuyển hoá quan trọng là monoethylglycinxylidin (MEGX) và glycinxylidin (GX) vẫn còn hoạt tính chống loạn nhịp tim. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hoá.
Tác dụng :

– Gây tê: lidocain vừa có tác dụng gây tê bề mặt do thuốc thấm tốt qua niêm mạc vừa có tác dụng của lidocain mạnh hơn procain 3 – 4 lần và ít độc hơn. Tác dụng xuất hiện nhanh và kéo dài hơn. Vì thuốc gây giãn mạch nơi tiêm nên thường phải phối hợp với các chất gây co mạch như noradrenalin, adrenalin ở tỷ lệ 1/80.000 hoặc 1/100.000 để kéo dài tác dụng gây tê và giảm tác dụng không mong muốn của thuốc.

– Trên thần kinh vận động: tác dụng tương tự procain.

– Chống loạn nhịp: giống quinidin, thuốc có tác dụng ổn định màng tế bào làm giảm tính tự động và rút ngắn thời kỳ trơ của tim. Khác quinidin là lidocain không ảnh hưởng tới dẫn truyền nội tại của cơ tim, ít ảnh hưởng tới sức co bóp của cơ tim và mạch ngoại vi.

– Cơ chế tác dụng của lidocain: thuốc gây tê làm giảm tính thấm của màng tế bào với ion Na+ do gắn vào mặt trong của màng tế bào, ngăn cản sự khử cực màng tế bào (ổn định màng) nên ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh vì vậy có tác dụng gây tê.
Chỉ định :

– Gây tê: gây tê niêm mạc, gây tê tiêm thấm và gây tê dẫn truyền.

– Chống loạn nhịp tim: loạn nhịp do ngộ độc digitalis, loạn nhịp thất do huyết khối cơ tim, loạn nhịp do thuốc gây mê và ngoại tâm thu.
Liều lượng – cách dùng:

Gây tê bề mặt, dung dịch 1 – 5% dùng đắp lên da và niêm mạc.

Gây tê dẫn truyền và tiêm thấm: 40 – 200 mg. Liều điều trị 400 mg loại có adrenalin, 500 mg loại không có adrenalin.

Phòng và điều trị loạn nhịp tim: uống 500 mg/ lần x 3 lần/24h. Tiêm 50 – 100 mg/lần tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Chống chỉ định :

Mẫn cảm với lidocain.

Bệnh nhược cơ.

Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, nhĩ thất phân ly.
Tác dụng phụ

Dùng gây tê (tại chỗ: có thể gặp viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng nhện, shock phản vệ.

Dùng chống loạn nhịp (toàn thân): có thể gặp chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn, chậm nhịp tim, hạ huyết áp, co giật.

Quá liều gây truỵ tim mạch, rung tâm thất, rối loạn nhịp hoặc ngừng tim, ngừng hô hấp, có thể gây tử vong.

Thông tin thành phần Diphenhydramine

Dược lực:

Diphenhydramine là thuốc kháng histamin, chất đối kháng thụ thể histamin.

Dược động học :

– Hấp thu: Diphenhydramine được hấp thu tốt sau khi uống, sinh khả dụng khoảng 36 – 86%. Thời gian tác dụng của thuốc từ 4-6 giờ.

– Phân bố: thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 75 – 81%. Thể tích phân bố khoảng 1,7 – 7,3 l/kg.

– Thải trừ: thuốc bài tiết qua nước tiểu: 1,1 – 2,7%, thời gian bán thải khoảng 5,3 – 11,7 giờ.
Tác dụng :

Diphenhydramine là thuốc kháng histamin loại ethanolamin, có tác dụng an thần đáng kể và tác dụng kháng cholinergic mạnh.

Diphenhydramine tác dụng thông qua ức chế cạnh tranh ở thụ thể histamin H1.
Chỉ định :

Dị ứng, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm mũi vận mạch, viêm kết mạc dị ứng. Dị ứng do thức ăn, dị ứng da, mề đay, chóng mặt, mất ngủ, chống bệnh Parkinson. Ho do lạnh & dị ứng.
Liều lượng – cách dùng:

Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 1-2 viên, mỗi 4-6 giờ, tối đa 12 viên/24 giờ. Trẻ 6-12 tuổi: 1/2-1 viên, mỗi 4-6 giờ, không quá 6 viên/24 giờ.

Trẻ < 6 tuổi: theo chỉ định bác sĩ.
Chống chỉ định :

Quá mẫn với thuốc. Viêm phổi mãn tính. Glaucome góc đóng. Bí tiểu do rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt. Sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng. Phụ nữ nuôi con bú.
Tác dụng phụ

Ngủ gật, khô miệng, loạn thị giác.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Remos Anti-Itch tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *