Thuốc Momenazal tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Momenazal điều trị bệnh gì?. Momenazal công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Momenazal giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Momenazal

Momenazal
Nhóm thuốc: Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Dạng bào chế:Dung dịch xịt mũi
Đóng gói:Hộp 1 lọ 15 ml

Thành phần:

Xylometazolin hydroclorid 15mg
SĐK:VD-19352-13
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Giảm triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng đường hô hấp trên.

Liều lượng – Cách dùng

Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Xịt 1-2 lần vào mỗi bên mũi, 2-3 lần/ ngày;

Chống chỉ định:

– Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

– Người bị bệnh glôcôm góc đóng

– Trẻ em dưới 12 tuổi

– Người có tiền sử mẫn cảm với các thuốc adrenergic

– Người đang dùng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Chú ý đề phòng:

– Thận trọng khi sử dụng cho người bị cường giáp, bệnh tim, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường, người đang dùng các chất ức chế monoamin oxidase.

– Không nên dùng thuốc nhiều lần và dùng liên tục để tránh sung huyết trở lại. Khi dùng thuốc liên tục 3 ngày không đỡ cần ngừng thuốc và đi khám bác sĩ.

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:

– Thời kỳ mang thai: chưa rõ tác dụng của thuốc lên bào thai nên chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai khi cần thiết.

– Thời kỳ cho con bú: Chưa rõ Xylometazolin có bài tiết vào sữa mẹ hay không.

TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:

Xylometazolin không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể tới khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thông tin thành phần Xylometazoline

Dược lực:

Xylometazoline thuộc nhóm các arylalkyl imidazoline.

Xylometazoline khi được sử dụng trong mũi có tác dụng gây co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi và hầu họng.

Xylometazoline gây tác dụng nhanh trong vòng vài phút và duy trì trong nhiều giờ.

Xylometazoline được dung nạp tốt, ngay cả khi các niêm mạc dễ nhạy cảm, thuốc vẫn không gây cản trở chức năng của biểu mô của tiêm mao.
Dược động học :

Sau khi bơm hoặc nhỏ vào mũi, nồng độ của hoạt chất trong huyết tương rất thấp không thể kiểm tra được bằng các phương pháp phân tích thông thường hiện nay.
Chỉ định :

– Sổ mũi, nghẹt mũi trong cảm lạnh, cúm và do các nguyên nhân khác.

– Trợ giúp tải các dịch tiết khi bị tổn thương vùng xoang.

– Hỗ trợ điều trị sung huyết niêm mạc mũi họng trong viêm tai giữa.

– Tạo điều kiện nội soi mũi dễ dàng.
Liều lượng – cách dùng:

Thuốc nhỏ mũi 0,05%:

Dùng cho trẻ nhũ nhi và trẻ em dưới 6 tuổi: thường nhỏ 1 đến 2 giọt vào mỗi bên mũi, 1 đến 2 lần/ngày; không nên nhỏ quá 3 lần/ngày.

Khí dung 0,1%:

Dùng cho người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: mỗi lần xịt 1 liều vào trong mỗi bên mũi, thường khoảng 4 lần/ngày là đủ.

Cách sử dụng bình xịt khí dung: Bình khí dung ở vị trí thẳng đứng, nắp ở phía trên. Lắc lọ thuốc vài lần. Cho ống tra mũi vào mũi và bấm nhanh và mạnh vào nút bấm ở phía trên của bình khí dung ; rút ống tra mũi ra trước khi thả tay bấm. Hít nhẹ qua mũi trong lúc bơm thuốc sẽ giúp thuốc được phân tán tối ưu. Ðậy nút bảo vệ lại sau mỗi lần dùng.
Chống chỉ định :

Như các thuốc gây co mạch khác, không nên dùng Xylometazoline trong các trường hợp sau :

– Cắt tuyến yên qua đường xương bướm (hay sau các phẫu thuật bộc lộ màng cứng qua đường miệng hoặc mũi).

– Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Momenazal tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *