Thuốc Levopiro tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Levopiro điều trị bệnh gì?. Levopiro công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Levopiro giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Levopiro

Levopiro
Nhóm thuốc: Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Dạng bào chế:Viên nén
Đóng gói:Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thành phần:

Levodropropizin 60mg
SĐK:VN-21885-19
Nhà sản xuất: Korea United Pharm Inc – HÀN QUỐC
Nhà đăng ký: Korea United Pharm Inc
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Ho, viêm phế quản cấp và mạn tính, ho không rõ nguyên nhân.

Liều lượng – Cách dùng

– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên ( 60mg) /lần, 1-3 lần một ngày cách nhau ít nhất 6h.
– Trẻ từ 2 đến 12 tuổi uống với liều 1mg/kg/lần, 1 đến 3 lần/ ngày
Không nên dung quá 7 ngày
Uống giữa các bữa ăn
Liều có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào tuổi và triệu chứng của bệnh nhân

Chống chỉ định:

Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với thuốc này.

Bệnh nhân có tăng tiết nhiều chất nhầy, chức năng của niêm dịch nang lông bị hạn chế và đa tiết phế quản.

Những người bị suy giảm chức năng gan nặng, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 24 tháng tuổi.

Tương tác thuốc:

Làm tăng tác dụng an thần, giảm đau khi dùng cùng với thuốc an thần giảm đau.

Tác dụng phụ:

Trên hệ thống tiêu hóa: buồn nôn, nôn, chứng ợ chua, không tiêu, tiêu chảy.

Hệ thần kinh trung ương : mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ngủ gà, hôn mê, đau đầu, chóng mặt.

Hệ tuần hoàn: tim đập nhanh.

Da: dị ứng da hiếm khi xảy ra.

Chú ý đề phòng:

NHỮNG LƯU Ý ĐẶC BIỆT VÀ CẢNH BÁO KHI SỬ DỤNG THUỐC

Ngủ gà hiếm khi xảy ra nên thận trọng trong khi lái xe và vận hành máy móc.

Người bị suy thận nặng, người già, những bệnh nhân suy tim trầm trọng khi dùng thuốc này phải hết sức thận trọng.

Sau 7 ngày điều trị, nếu triệu chứng bệnh không gi

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:

Thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

Phụ nữ cho con bú, nếu thật sự cần thiết thì khi sử dụng Levodropropizine phải ngừng nuôi con bằng sữa mẹ.

Thông tin thành phần Levodropropizine

Dược lực:

Levodropropizine là một thuốc giảm ho có tác dụng ngoại vi trong ho khan.
Thuốc ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương là rất thấp so với những thuốc chống ho có tác dụng lên trung ương thần kinh như codein.
Dữ liệu về sự gắn kết với các thụ thể đã ngoại trừ khả năng tương tác  với  B-adrennergic, muscarin và những thụ thể giảm đau. Nhưng trái lại, Levodropizine có ái lực với những thụ thể H1-histamin và a-adrennergic.
Levodropropizine có hoạt tính chống lại sự co thắt phế quản gây ra bởi capsaicin, histamine và aerosol ở những con chuột lang tỉnh táo. Hơn nữa thuốc cũng ức chế cơn co thắt phế quản( được đo bởi phương pháp Konzett-Rossler) gấy ra bởi bradykinin, capsaicin và serotonin ở chuột lang được gây mê.
Dược động học :

Thuốc được hấp thu nhanh chóng và phân phối trên toàn cơ thể sau khi uống.

Thời gian bán hủy từ 1 đến 2h

Gắn kết với protein huyết tương: 11-14%

Thuốc được thải trừ khoảng 83% qua nước tiểu trong vòng 96h.

Chỉ định :

Ho, viêm phế quản cấp và mạn tính, ho không rõ nguyên nhân.
Liều lượng – cách dùng:

– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên (60mg)/lần, 1-3 lần một ngày cách nhau ít nhất 6h
– Trẻ từ 2 đến 12 tuổi uống với liều 1mg/kg/lần, 1 đến 3 lần/ ngày
Không nên dung quá 7 ngày
Uống giữa các bữa ăn
Liều có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào tuổi và triệu chứng của bệnh nhân
Chống chỉ định :

Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với thuốc này.

Bệnh nhân có tăng tiết nhiều chất nhầy, chức năng của niêm dịch nang lông bị hạn chế và đa tiết phế quản.

Những người bị suy giảm chức năng gan nặng, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 24 tháng tuổi.

Tác dụng phụ

Trên hệ thống tiêu hóa: buồn nôn, nôn, chứng ợ chua, không tiêu, tiêu chảy.

Hệ thần kinh trung ương : mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ngủ gà, hôn mê, đau đầu, chóng mặt.

Hệ tuần hoàn: tim đập nhanh.

Da: dị ứng da hiếm khi xảy ra.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Levopiro tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *