TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Levof-BFS 500mg điều trị bệnh gì?. Levof-BFS 500mg công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.
BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Levof-BFS 500mg giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.
Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội – VIỆT NAM | ||
Nhà đăng ký: | Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội | ||
Nhà phân phối: |
Chỉ định:
Liều lượng – Cách dùng
– Viêm phổi mắc phải cộng đồng truyền IV 500 mg/1 – 2 lần/ngày x 10 – 14 ngày.
– Nhiễm trùng ổ bụng, vùng chậu truyền IV 500 mg/1 – 2 lần/ngày x 7 – 14 ngày.
– Nhiễm trùng đường niệu không biến chứng truyền IV 250 mg/1 lần/ngày x 3 ngày.
– Nhiễm trùng đường niệu có biến chứng kể cả viêm đài bể thận cấp truyền IV 250 mg/1 lần/ngày x 7 – 10 ngày.
– Nhiễm trùng da & mô mềm truyền IV 500 mg/1 lần/ngày x 7 – 14 ngày. Chỉnh liều khi suy thận ClCr
Chống chỉ định:
Quá mẫn nhóm quinolone, người
Tác dụng phụ:
– Hiếm: chán ăn, đau bụng, khó tiêu, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, ngứa, phát ban, tăng giảm bạch cầu.
– Rất hiếm: viêm ruột non, viêm đại tràng giả mạc, dị cảm, co giật, lú lẫn, rối loạn gân cơ, mề đay, co thắt phế quản.
Chú ý đề phòng:
– Không dùng thuốc cho người đang lái xe, vận hành máy.
Thông tin thành phần Levofloxacine
-Phân bố: Khoảng 30-40% levofloxacin gắn với protein huyết thanh. Trạng thái nồng độ ổn định đạt được trong vòng 3 ngày. Thuốc thâm nhập tốt vào mô xương, dịch nốt phỏng, và mô phổi, nhưng kém vào dịch não tủy.
-Chuyển hoá: Levofloxacin được chuyển hóa rất thấp, hai chất chuyển hóa chiếm – Thải trừ: Levofloxacin được thải trừ khỏi huyết tương tương đối chậm (T1/2: 6-8 giờ). Bài tiết chủ yếu qua thận (> 85% liều dùng). Khi bị giảm chức năng thận, sự thải trừ và thanh thải ở thận giảm đi, và thời gian bán thải tăng lên (với độ thanh thải creatinine trong khoảng 20-40 ml/ phút, T1/2 là 27 giờ). Không có sự khác biệt lớn về các thông số dược động học sau khi uống hoặc sau khi tiêm truyền tĩnh mạch, gợi ý rằng có thể dùng đường uống và đường tĩnh mạch thay thế cho nhau.
– Viêm xoang cấp.
– Ðợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn.
– Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.
– Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng, kể cả viêm thận-bể thận.
– Nhiễm khuẩn ở da và phần mềm.
Liều lượng, thời gian điều trị và đường dùng trên người lớn có chức năng thận bình thường (thanh thải creatinin > 50 ml/phút):
– Viêm xoang cấp: uống 500 mg mỗi ngày một lần trong 10 đến 14 ngày.
– Ðợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn: uống 250 – 500 mg mỗi ngày một lần trong 7 đến 10 ngày.
– Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: uống hoặc truyền tĩnh mạch 500 mg mỗi ngày một hoặc hai lần trong 7 đến 14 ngày.
– Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận-bể thận: uống hoặc truyền tĩnh mạch 250 mg mỗi ngày một lần trong 7 đến 10 ngày. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nên xem xét tăng liều dùng bằng đường tĩnh mạch.
– Nhiễm khuẩn da và phần mềm: uống hoặc truyền tĩnh mạch 250 mg mỗi ngày một lần hoặc 500 mg mỗi ngày một hoặc hai lần trong 7 đến 14 ngày.Liều dùng trên bệnh nhân người lớn bị suy thận (thanh thải creatinine ≤ 50 ml/phút): Tùy độ nặng của nhiễm khuẩn
Những đối tượng đặc biệt: Không cần chỉnh liều đối với bệnh nhân suy chức năng gan.Không cần chỉnh liều trên bệnh nhân cao tuổi. Tuy vậy, cần đặc biệt chú ý đến chức năng thận trên bệnh nhân cao tuổi, và chỉ cần điều chỉnh liều lượng cho thích hợp.
Cách dùng:
– Thuốc viên Levofloxacin cần được nuốt trọn, không nghiền nát, với một lượng nước vừa đủ. Thuốc có thể bẻ theo đường khía để phân liều. Thuốc có thể uống trong bữa ăn hoặc giữa hai bữa ăn.
– Dung dịch Levofloxacin chỉ dùng để truyền tĩnh mạch chậm mỗi ngày một hoặc hai lần. Thời gian tiêm truyền ít nhất phải là 30 phút đối với chai dung dịch levofloxacin 250mg, và 60 phút đối với chai 500mg.
– Trên bệnh nhân tăng mẫn cảm (dị ứng) với levofloxacin, các quinolone khác hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.
– Trên bệnh nhân động kinh.
– Trên bệnh nhân có tiền sử đau gân cơ liên quan với việc sử dụng fluoroquinolone.
– Trên trẻ em hoặc thiếu niên.
– Trên phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Hệ tiêu hóa:
Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy. Ít gặp: Chán ăn, ói mửa, khó tiêu (nặng bụng), đau bụng. Hiếm gặp: Tiêu chảy có máu mà trong một số trường hợp rất hiếm có thể là viêm ruột-đại tràng, kể cả viêm đại tràng giả mạc (viêm ruột kết nặng). Rất hiếm gặp: Hạ đường huyết (giảm lượng đường trong máu) nhất là trên bệnh nhân tiểu đường.
Phản ứng ngoài da và dị ứng: Ít gặp: Nổi mẩn, ngứa; Hiếm gặp: Nổi mề đay, co thắt phế quản/khó thở; Rất hiếm: Phù Quincke (phù mặt, lưỡi, họng hoặc thanh quản), hạ huyết áp, sốc phản vệ hoặc giống phản vệ (phản ứng dị ứng nặng có thể gây chết đột ngột), nhạy cảm ánh sáng; Một số trường hợp cá biệt bị nổi mụn rộp nặng như hội chứng Stevens-Johnson (phản ứng nổi bọng nước ngoài da và niêm mạc), hoại tử thượng bì nhiễm độc (hội chứng Lyell, tức các phản ứng nổi bọng nước trên da) và viêm đỏ da đa dạng xuất tiết (nổi mẩn viêm đỏ và có bọng nước). Các phản ứng da-niêm và phản ứng phản vệ/giống phản vệ đôi khi có thể xảy ra sau khi dùng liều đầu tiên.
Hệ thần kinh:
Ít gặp: Nhức đầu, ù tai/chóng mặt, buồn ngủ và mất ngủ; Hiếm gặp: Trầm cảm, lo sợ, phản ứng loạn thần (kèm ảo giác), dị cảm (cảm giác bất thường như tê, kim châm và bỏng rát), run, kích động, lú lẫn, co giật; Rất hiếm: Nhược cảm (giảm nhạy cảm với kích thích hoặc giảm cảm giác), rối loạn thị giác và thính giác, rối loạn vị giác và khứu giác.
Hệ tim mạch: Hiếm gặp: Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp; Rất hiếm gặp: Sốc phản vệ/giống phản vệ.Cơ và xương: Hiếm gặp: Ðau khớp, đau cơ, rối loạn gân cơ kể cả viêm gân (ví dụ gân Achilles); Rất hiếm: Ðứt gân, yếu cơ có thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên bệnh nhân bị bệnh nhược cơ nặng (một loại bệnh cơ tiến triển mạn tính); Một số trường hợp cá biệt bị tiêu cơ vân.
-Gan và thận:
Thường gặp: Tăng các enzym gan (các transaminase ALAT và ASAT); Ít gặp: Tăng bilirubin và creatinin hyết thanh
Rất hiếm: Viêm gan và suy thận cấp.
-Máu:
Ít gặp: Tăng bạch cầu ái toan và giảm bạch cầu; Hiếm gặp: Giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu; Rất hiếm: Mất bạch cầu hạt; Một số trường hợp cá biệt bị thiếu máu tan huyết (số lượng hồng cầu giảm rõ rệt) và thiếu máu toàn dòng (giảm đáng kể số lượng tất cả các loại tế bào máu).
Các tác dụng phụ khác:
Ít gặp: Suy nhược, nhiễm nấm và tăng sinh các vi khuẩn kháng thuốc khác; Rất hiếm: Viêm phổi dị ứng, sốt. Các tác dụng không mong muốn khác có thể gặp liên quan với nhóm fluoroquinolone: Rất hiếm: Triệu chứng ngoài tháp và các rối loạn khác về phối hợp cơ, viêm mạch máu dị ứng và các đợt rối loạn chuyển hóa porphyrin trên bệnh nhân bị loại bệnh chuyển hóa này.Chỉ xảy ra với dung dịch tiêm truyền: Thường gặp: Ðau, đỏ tại chỗ tiêm và viêm tĩnh mạch.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Levof-BFS 500mg tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? bình luận cuối bài viết.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
- Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Levof-BFS 500mg tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
- Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
- Thuốc Plaquenil 200mg công dụng, liều dùng và tác dụng phụ cần biết - 13/10/2024
- Thông tin đầy đủ về thuốc ung thư Lenvaxen 4mg - 06/10/2024
- Thuốc Cetrigy tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? - 26/08/2024