Thuốc Juvasmine tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Juvasmine điều trị bệnh gì?. Juvasmine công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Juvasmine giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Juvasmine

Juvasmine
Nhóm thuốc: Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
Dạng bào chế:Dung dịch tiêm
Đóng gói:Hộp 10 ống x 1ml

Thành phần:

Neostigmine
Hàm lượng:
05mg/ml
SĐK:VN-5965-01
Nhà sản xuất: Kwang Myung Pharma Co., Ltd – HÀN QUỐC
Nhà đăng ký: Pharmix Corp
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Mất trương lực ruột và bàng quang.

Bệnh nhược cơ.

Giải độc khi dùng quá liều thuốc giãn cơ kiểu cura.

Liều lượng – Cách dùng

Mất trương lực ruột hoặc bàng quang: điều trị dự phòng càng sớm càng tốt sau phẫu thuật, tiêm dưới da 0,25 mg (0,1 ml) cứ 4 – 6 giờ một lần, trong 2 – 3 ngày.

Điều trị liệt ruột sau phẫu thuật: tiêm dưới da 0,5 – 1,0 mg (0,2 – 0,4 ml). Thuốc có tác dụng trong 10 – 30 phút sau khi tiêm.

Bệnh nhược cơ: liều cho từng cá thể tuỳ theo mức độ của bệnh và đáp ứng của từng người. Điều trị bằng đường uống khi có thể.

Liều người lớn: khởi đầu uống 15 mg, cứ 3 – 4 giờ 1 lần. Liều và khoảng cách thời gian uống được điều chỉnh nếu cần. Liều duy trì trung bình là 150 mg (dao động từ 15 – 375 mg) mỗi ngày. Với người bị bệnh nhược cơ nặng, cần phải tiêm bắp hoặc dưới da 0,5 mg. Các liều tiếp theo phải dựa vào đáp ứng của từng người.

Liều trẻ em: uống 2 mg cho 1 kg thể trọng mỗi ngày chia thành 6 – 8 liều. Trường hợp tiêm bắp hoặc dưới da: 0,01 – 0,04 mg cho 1 kg thể trọng, cách 2 – 3 giờ một lần.

Giải độc quá liều cura: bắt đầu điều trị bằng tiêm tĩnh mạch atropin sulfat (ít nhất 1 mg). Phải chờ tần số mạch tăng và sau đó tiêm tĩnh mạch neostigmin với liều 0,5 – 5 mg. Tiêm chậm, từng bước và điều chỉnh cẩn thận để đạt tác dụng.

Chống chỉ định:

Tắc ruột và tắc đường tiết niệu nguyên nhân cơ học hoặc viêm màng bụng. Có tiền sử quá mẫn với neostigmin và bromid (ion bromid từ neostigmin có thể gây phản ứng dị ứng).

Tương tác thuốc:

Neostigmin tương tác với các thuốc gây mê đường hô hấp hydrocarbon như cloroform, cyclopropan, enfluran, halothan, methoxyfluran, tricloroethylen. Tác dụng ức chế hoạt tính cholinesterase trong huyết tương của thuốc trị nhược cơ làm giảm giảm sự chuyển hoá của những thuốc gây mê này, dẫn đến tăng nguy cơ độc tính.

Neostigmin, đặc biệt ở liều cao, có thể làm giảm hoạt tính chẹn thần kinh cơ của quinin.

Khi sử dụng đồng thời với các tác nhân chẹn thần kinh cơ khử cực như succinylcholin, tác dụng chẹn pha I của các thuốc này có thể kéo dài, tuy nhiên khi đã dùng thuốc chẹn thần kinh cơ khử cực trong một thời gian dài và chẹn khử cực đã chuyển thành chẹn không khử cực. Thuốc tiêm neostigmin ức chế một cách hiệu quả tác dụng của các chất giãn cơ không khử cực và có thể sử dụng tương tác này để điều trị làm mất tác dụng giãn cơ sau phẫu thuật. Chẹn thần kinh cơ đối kháng với tác dụng của neostigmin trên cơ xương.

Trong suy thận, neostigmin có tác dụng kéo dài (1 – 2 giờ) tác dụng của suxamethonium (thuốc này đã cho vài giờ sau mổ ghép thận).

Atropin đối kháng với tác dụng muscarinic của neostigmin và tương tác này được sử dụng để làm mất các triệu chứng muscarinic trong ngộ độc neostigmin.

Tác dụng phụ:

Đối với neostigmin, chưa có thông tin đầy đủ đáng tin cậy để có thể ước lượng chính xác về mức độ nguy cơ đối với các phản ứng có hại khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung phản ứng có hại liên quan trực tiếp với triệu chứng này đã xảy ra thường xuyên.

Thiếu các triệu chứng như co đồng tử, tăng tiết nước bọt và tăng chảy nước mắt coi như là dấu hiệu của liều neostigmin quá thấp, nhưng phản ứng phụ nặng như co thắt phế quản, hen và chậm nhịp tim là những dấu hiệu của quá liều. Những tác dụng phụ khác nhau như block nhĩ thất và phản ứng tại chỗ tiêm là rất hiếm.

Thường gặp: tiết nước bọt, ra mồ hôi, chậm nhịp tim và hạ huyết áp, co thắt phế quản, co đồng tử.

Ít gặp: ỉa chảy, co cứng cơ (chuột rút).

Chú ý đề phòng:

Người hen, do nguy cơ gây co thắt phế quản và hen.

Khi dùng neostigmin để giải độc cura, điều trị phải do bác sĩ gây mê có kinh nghiệm đảm nhiệm.

Phải hết sức thận trọng khi dùgn neostigmin cho người bệnh mới phẫu thuật ruột hoặc bàng quang và ở người có bệnh tim mạch bao gồm loạn nhịp tim, nhịp tim chậm và giảm huyết áp cũng như người tăng trương lực thần kinh phó giao cảm, bệnh động kinh, cường giáp, Parkinson, hen phế quản hoặc loét dạ dày (vì vậy tăng nguy cơ loạn nhịp tim).

Không được dùng neostigmin cho người bệnh đang gây mê bằng cyclopropan, halothan.

Cần thận trọng ở người dùng neostigmin toàn thân đối với bệnh nhược cơ, đồng thời dùng các thuốc kháng acetylcholinesterase tra mắt như ecothiopat, vì có thể tăng thêm độc tính.

Vì neostigmin được chuyển hoá ở gan và thải trừ qua thận, nên cần thận trọng khi dùng neostigmin ở người bị bệnh gan hoặc bệnh thận.

Cũng dùng thận trọng ở người bệnh sau phẫu thuật, vì neostigmin có thể gây trầm trọng các vấn đề hô hấp do đau sau phẫu thuật, dùng thuốc giảm đau, giữ lại các chất tiết hoặc xẹp phổi. Cần cẩn thận ở người nhiễm khuẩn đường niệu, vì trương lực cơ bàng quang tăng có thể làm triệu chứng nặng thêm.

Không nên dùng cho phụ nữ có thai.

Bảo quản:

Thuốc độc bảng A.

BẢo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ dưới 40 độ C, tốt nhất là trong khoảng từ 15 đến 30 độ C. Tránh để lạnh và tránh ánh sáng. Để tránh xa tầm với của trẻ em.

Thông tin thành phần Neostigmine

Dược lực:

Neosstigmine là thuốc tác dụng giống thần kinh đối giao cảm (thuốc kháng cholinesterase).
Dược động học :

Neostigmine là hợp chất amoni bậc bốn và dạng muối bromid được hấp thu kém qua đường tiêu hoá. Nếu dùng dạng tiêm là dạng muối methylsulfate thì neostigmin được thải trừ nhanh và bài xuất qua nước tiểu ở dạng không đổi và dạng chuyển hoá. Neostigmin bị thuỷ phân bởi acetylcholinesterase và cũng được chuyển hoá ở gan. Liên kết với protein ở huyết thanh người khoảng từ 25 đến 25%. Nửa đời của thuốc chỉ từ 1 đến 2 giờ. Neostigmin không qua được nhau thai và không bài tiết vào sữa mẹ.
Tác dụng :

Neostigmin làm mất hoạt tính cảu acetylcholinesterase, là enzym có chức năng trung hoà acetylcholin được giải phóng. Nhờ ức chế enzym này mà sự phân huỷ acetylcholin bị kìm hãm. Điều đó dẫn đến kéo dài thời gian tác dụng và tăng hiệu lực của acetylcholin giải phóng tại thụ thể dây thần kinh tận cùng tiết acetylcholin. Hệ quả là các cơ quan chịu sự chi phối của các nơron acetylcholin bị tác động mạnh mẽ hơn. Tác dụng tăng cường này của acetylcholin có thể gây tăng tác dụng giống nicotin và cả tác dụng giống cura trên cơ xương và làm giảm tác dụng gây ức chế cơ hô hấp của cura. Neostigmin chỉ tác dụng đối kháng với các thuốc “giãn cơ tác dụng ngoại vi và không khử cực” kiểu cura. Với những thuốc gây khử cực bền ở tấm vận động, như suxamethonium thì neostigmin không thể đối kháng được. Nếu dùng cùng với suxamethonium, neostigmin gây tăng giãn cơ và gây tăng nguy cơ suy giảm hô hấp. Điều này cần phải được chú ý.
Chỉ định :

Mất trương lực ruột và bàng quang.

Bệnh nhược cơ.

Giải độc khi dùng quá liều thuốc giãn cơ kiểu cura.
Liều lượng – cách dùng:

Mất trương lực ruột hoặc bàng quang: điều trị dự phòng càng sớm càng tốt sau phẫu thuật, tiêm dưới da 0,25 mg (0,1 ml) cứ 4 – 6 giờ một lần, trong 2 – 3 ngày.

Điều trị liệt ruột sau phẫu thuật: tiêm dưới da 0,5 – 1,0 mg (0,2 – 0,4 ml). Thuốc có tác dụng trong 10 – 30 phút sau khi tiêm.

Bệnh nhược cơ: liều cho từng cá thể tuỳ theo mức độ của bệnh và đáp ứng của từng người. Điều trị bằng đường uống khi có thể.

Liều người lớn: khởi đầu uống 15 mg, cứ 3 – 4 giờ 1 lần. Liều và khoảng cách thời gian uống được điều chỉnh nếu cần. Liều duy trì trung bình là 150 mg (dao động từ 15 – 375 mg) mỗi ngày. Với người bị bệnh nhược cơ nặng, cần phải tiêm bắp hoặc dưới da 0,5 mg. Các liều tiếp theo phải dựa vào đáp ứng của từng người.

Liều trẻ em: uống 2 mg cho 1 kg thể trọng mỗi ngày chia thành 6 – 8 liều. Trường hợp tiêm bắp hoặc dưới da: 0,01 – 0,04 mg cho 1 kg thể trọng, cách 2 – 3 giờ một lần.

Giải độc quá liều cura: bắt đầu điều trị bằng tiêm tĩnh mạch atropin sulfat (ít nhất 1 mg). Phải chờ tần số mạch tăng và sau đó tiêm tĩnh mạch neostigmin với liều 0,5 – 5 mg. Tiêm chậm, từng bước và điều chỉnh cẩn thận để đạt tác dụng.

Chống chỉ định :

Tắc ruột và tắc đường tiết niệu nguyên nhân cơ học hoặc viêm màng bụng. Có tiền sử quá mẫn với neostigmin và bromid (ion bromid từ neostigmin có thể gây phản ứng dị ứng).
Tác dụng phụ

Đối với neostigmin, chưa có thông tin đầy đủ đáng tin cậy để có thể ước lượng chính xác về mức độ nguy cơ đối với các phản ứng có hại khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung phản ứng có hại liên quan trực tiếp với triệu chứng này đã xảy ra thường xuyên.

Thiếu các triệu chứng như co đồng tử, tăng tiết nước bọt và tăng chảy nước mắt coi như là dấu hiệu của liều neostigmin quá thấp, nhưng phản ứng phụ nặng như co thắt phế quản, hen và chậm nhịp tim là những dấu hiệu của quá liều. Những tác dụng phụ khác nhau như block nhĩ thất và phản ứng tại chỗ tiêm là rất hiếm.

Thường gặp: tiết nước bọt, ra mồ hôi, chậm nhịp tim và hạ huyết áp, co thắt phế quản, co đồng tử.

Ít gặp: ỉa chảy, co cứng cơ (chuột rút).
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Juvasmine tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *