Thuốc Hydrocortison 1% tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Hydrocortison 1% điều trị bệnh gì?. Hydrocortison 1% công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Hydrocortison 1% giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu
Dạng bào chế:Kem bôi da
Đóng gói:Hộp 1 tuýp 15g
SĐK:VD-33641-19
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm VCP – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm VCP
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Được dùng ngoài để chữa các bệnh viêm da không nhiễm khuẩn, các bệnh eczema cấp và mạn do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngứa vùng hậu môn – sinh dục và da bỏng nhiệt độ nhưng không nhiễm virut, vi khuẩn hay nấm bệnh.

Liều lượng – Cách dùng

Bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị bệnh 1 – 4 lần/ngày.
Không dùng thuốc liên tục dài ngày (một đợt điều trị không quá 2 tuần).
Nếu dùng thuốc trong thời gian dài, khi ngừng thuốc phải ngừng dần dần.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với Hydrocortison.

Người bị nhiễm khuẩn, nhiễm virut (thủy đậu, zona, herpes), nhiễm nấm hay ký sinh trùng, loét da.

Không dùng trong nhãn khoa.

Tương tác thuốc:

Hydocortison acetat dùng tại chỗ với liều thấp và hấp thu chậm qua da, thuốc có thời gian bán thải ngắn (100 phút) nên ít gây tương tác thuốc so với dùng đường toàn thân.

Tuy nhiên, dùng đồng thời với các thuốc chống viêm không steroid sẽ làm tăng tỉ lệ chảy máu và loét dạ dày tá tràng.

Tác dụng phụ:

Hydrocortison acetat hấp thu chậm qua da, tùy vào diện tích và thời gian dùng thuốc, sự hấp thu của nó có thể gây ra suy vỏ thượng thận, hội chứng Cushing. Một số tác dụng không mong muốn tại chỗ của thuốc bao gồm: viêm da tiếp xúc, mỏng da, teo da, chậm lành sẹo, mụn, rậm lông, mất sắc tố da.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng:

Tránh tiếp xúc với kết mạc mắt. Tránh bôi lên diện rộng, dùng trong thời gian dài thì phải quan tâm đến nguy cơ ức chế trục hạ đồi -tuyến yên – thượng thận. Dùng liều cao cần thận trọng với người bị loãng xương, loét dạ dày tá tràng, tăng huyết áp, lao.

THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ:

– Không nên dùng thuốctrên diện rộng, kéo dài do sẽ gây tác dụng toàn thân.

+ Ở phụ nữ mang thai: gây nguy cơ ức chế vỏ thượng thận của thai.

+ Ở phụ nữ cho con bú: thuốc bài tiết qua sữa, gây nguy cơ cho trẻ nhỏ.

Thông tin thành phần Hydrocortisone

Dược lực:

Các glucocorticoid đi qua màng tế bào và gắn kết với những thụ thể đặc hiệu trong bào tương. Các phức hợp này sau đó đi vào nhân tế bào, gắn kết với DNA (chromatin), và kích thích sự phiên mã của RNA thông tin và do đó ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein của các men khác nhau được xem như là giữ vai trò thiết yếu trong hiệu quả tác động toàn thân của glucocorticoid.Tác động dược lý tối đa của các corticosteroid xuất hiện sau khi đã đạt đến nồng độ đỉnh, điều này đề ra rằng hầu hết tác động của thuốc là kết quả của sự tác động lên hoạt tính men hơn là do tác dụng trực tiếp của thuốc.
Dược động học :

Hydrocortisone hấp thu nhanh chóng từ dạ dày – ruột và đạt nồng độ đỉnh sau 1 giờ. Hơn 90% lượng thuốc liên kết với protein huyết tương.

Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được vào khoảng 30 đến 60 phút sau khi tiêm bắp bột vô khuẩn Hydrocortisone sodium succinate. Khoảng 40 đến 90% hydrocortisone gắn kết vào protein huyết tương. Phần tự do, không liên kết của hormone gây tác động sinh học trong khi phần liên kết lại như có tính chất như một lượng dự trữ. Hydrocortisone được chuyển hóa chủ yếu ở gan. 22 đến 30% liều tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch được đào thải trong nước tiểu trong vòng 24 giờ. Thuốc được đào thải hoàn toàn trong vòng 12 giờ. Do đó, nếu cần một nồng độ cao bền vững trong máu, nên tiêm thuốc mỗi 4 đến 6 giờ.

Tác dụng :

Hydrocortisone là một glucocorticosteroid tự nhiên do tuyến thượng thận tiết ra, có tác dụng chống viêm, dùng điều trị viêm khớp, viêm ruột, viêm phế quản, ban da, viêm mũi, mắt dị ứng.
Chỉ định :

Rối loạn nội tiết:

Suy thượng thận tiên phát hay thứ phát (hydrocortisone hay cortisone là các thuốc được lựa chọn; có thể sử dụng các đồng đẳng kết hợp với mineralocorticoid khi có thể; ở trẻ em, sự bổ sung mineralocorticoid, đặc biệt khi dùng các đồng đẳng tổng hợp). Trước phẫu thuật và khi bị chấn thương hay bệnh nặng, ở những bệnh nhân đã biết suy thượng thận hay khi có nghi ngờ suy vỏ thượng thận. Sốc không đáp ứng với các phương pháp đang điều trị nếu có hoặc nghi ngờ suy vỏ thượng thận. Tăng sản thượng thận bẩm sinh. Viêm tuyến giáp không sinh mủ. Tăng canxi huyết do ung thư.

Bệnh khớp:

Dùng như một trị liệu ngắn hạn trong: Viêm xương khớp sau chấn thương. Viêm bao hoạt dịch hay viêm xương khớp. Viêm khớp dạng thấp, bao gồm viêm khớp dạng thấp ở trẻ em (trong một số ít trường hợp có thể cần trị liệu duy trì liều thấp). Viêm túi hoạt dịch cấp và bán cấp. Viêm mõm lồi cầu. Viêm bao gân cấp không đặc hiệu. Viêm khớp cấp do thống phong. Viêm khớp do bệnh vẩy nến. Viêm đốt sống dạng thấp.

Bệnh tạo keo:

Lupus ban đỏ lan tỏa. Viêm tim cấp trong bệnh thấp. Viêm da cơ toàn thân (viêm đa cơ).

Các bệnh da: Pemphigus.

Ban đỏ da dạng cấp tính (hội chứng Steven-Johnson). Viêm da tróc vẩy. Viêm da bóng nước do herpes. Viêm da tiết bã nhờn nặng.

Liều lượng – cách dùng:

Khác như methylprednisolone sodium succinate không gây hay ít gây ứ natri. Liều Hydrocortisone sodium succinate khởi đầu là từ 100-500mg hay nhiều hơn (hydrocortisone tương đương với hydrocortisone sodium succinate) tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh.Có thể lập lại các liều trong 2, 4 hay 6 giờ tùy theo đáp ứng của bệnh nhân và điều kiện lâm sàng. Khi giảm liều cho trẻ em và trẻ sơ sinh, nên tùy theo tình trạng và đáp ứng của bệnh nhân hơn là tính theo tuổi và thể trọng nhưng không nên dưới 25mg mỗi ngày và tối đa 15mg/kg. Nên theo dõi cẩn thận bệnh nhân bị stress nặng sau khi dùng liệu pháp corticoid để tìm các dấu hiệu và triệu chứng của thiểu năng thượng thận. Corticoid là một liệu pháp hỗ trợ, không phải là trị liệu thay thế cho liệu pháp đang dùng.

Pha chế dung dịch:

Trước khi tiêm cần kiểm tra các thuốc tiêm thật kỹ bằng mắt thường để tìm cặn hay sự đổi màu khi bao bì đóng gói cho phép.

Hướng dẫn sử dụng dạng lọ có 2 buồng:

– Ấn vào nút động bằng nhựa để đẩy dung môi vào khoang dưới.

– Lắc nhẹ để hòa tan dung dịch.

– Mở nắp nhựa che phần trung tâm của màng ngăn.

– Sát trùng phần trên của màng ngăn bằng một chất tiệt khuẩn thích hợp.

– Ðâm vuông góc vào tâm của màng ngăn cho đến khi thấy được đầu mũi kim. Dốc ngược lọ và rút thuốc ra. Không cần thiết phải pha loãng hơn khi dùng tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch. Ðối với tiêm truyền tĩnh mạch, đầu tiên pha chế dung dịch như đã mô tả ở trên. Sau đó dung dịch 100mg có thể được thêm vào 100-1000ml dextrose 5% trong nước (hay dung dịch muối đẳng trương hay dextrose 5% trong dung dịch muối đẳng trương nếu bệnh nhân không cần hạn chế về lượng natri). Dung dịch 250mg có thể thêm vào thành 250-1000ml, dung dịch 500mg có thể thêm vào thành 500 đến 1000ml và dung dịch 1000mg có thể thêm vào thành 1000ml với dung môi giống như trên. Trong trường hợp cần dùng một thể tích dịch nhỏ, có thể pha 100mg đến 3000mg (hydrocortisone tương đương với hydrocortisone sodium succinate) vào 50ml dung dịch nêu trên. Các dung dịch pha được có thể bền vững trong tối thiểu 4 giờ và có thể tiêm trực tiếp hay gián tiếp qua lọ tiêm truyền tĩnh mạch lớn.

Khi được pha chế như trên, dung dịch có độ pH từ 7 đến 8 và có áp lực thẩm thấu là: lọ 100mg: 0,36 osmol; lọ 250mg, lọ 500mg và lọ 1000mg:0,57 osmol (nước muối đẳng trương bằng 0,28 osmol).

Chống chỉ định :

Nhiễm nấm toàn thân.Quá mẫn đã biết với thành phần của thuốc.

Đối với phụ nữ có thai: Không dùng Hydrocortisone cho thai phụ.

Đối với phụ nữ cho con bú: Không dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.

Tác dụng phụ

Rối loạn nước và chất điện giải: Ứ natri.

Suy tim sung huyết trên những bệnh nhân nhạy cảm. Cao huyết áp. Ứ nước. Mất kali.

Kiềm máu hạ kali.

Hệ cơ xương:

Bệnh cơ do sử dụng corticoid. Yếu cơ. Loãng xương. Gãy xương bệnh lý. Gãy cột sống có chèn ép tủy. Hoại tử vô khuẩn.

Hệ tiêu hóa:

Loét dạ dày với khả năng thủng và xuất huyết. Xuất huyết dạ dày. Viêm tụy. Viêm thực quản. Thủng ruột.

Da:

Chậm lành vết thương. Mảng bầm và đốm xuất huyết. Da dòn mỏng manh.

Chuyển hóa: Cân bằng nitơ âm tính do dị hóa protein.

Thần kinh:

Tăng áp lực nội sọ. Giả u não. Rối loạn tâm thần. Ðộng kinh.

Nội tiết:

Rối loạn kinh nguyệt. Phát triển tình trạng bệnh trạng Cushing. Suy giảm trục tuyến yên thượng thận. Giảm dung nạp carbohydrate.

Biểu hiện bệnh của tiểu đường tiềm ẩn. Gia tăng nhu cầu insulin hay các thuốc hạ đường huyết uống trong tiểu đường. Chậm phát triển ở trẻ em.

Mắt:

Ðục thủy tinh thể dưới bao sau. Tăng áp lực nội nhãn. Lồi mắt.

Hệ miễn dịch:

Che giấu dấu hiệu nhiễm trùng. Kích hoạt các nhiễm trùng tiềm ẩn. Nhiễm trùng cơ hội. Phản ứng quá mẫn bao gồm phản vệ. Có thể làm suy giảm các phản ứng da. Các phản ứng phụ sau có liên quan đến trị liệu corticoid: phản ứng dạng phản vệ (như co thắt phế quản, phù thanh quản, nổi mề đay).

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Hydrocortison 1% tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *