Thuốc Ezenstatin 10/10 tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Ezenstatin 10/10 điều trị bệnh gì?. Ezenstatin 10/10 công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Ezenstatin 10/10 giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
SĐK:VD-32782-19
Nhà sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm – Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Ðiều trị tăng huyết áp (ở người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như đái tháo đường).
Điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định.

Liều lượng – Cách dùng

Ðể điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực, liều phải phù hợp cho từng người bệnh.

Nói chung, khởi đầu với liều bình thường là 5mg (Amlodipin) , 1 lần cho 24 giờ.
Liều có thể tăng đến 10mg( Amlodipin) cho 1 lần trong 1 ngày.
Nếu tác dụng không hiệu quả sau 4 tuần điều trị có thể tăng liều.
Không cần điều chỉnh liều khi phối hợp các thuốc lợi tiểu thiazid.

Chống chỉ định:

Không dùng cho những người suy tim chưa được điều trị ổn định.

Quá mẫn với dihydropyridin.

Tương tác thuốc:

Các thuốc gây mê làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp của amlodipin và có thể làm huyết áp giảm mạnh hơn.

Lithi: Khi dùng cùng với amlodipin, có thể gây độc thần kinh, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của amlodipin do ức chế tổng hợp prostaglandin và/hoặc giữ natri và dịch.

Các thuốc liên kết cao với protein (như dẫn chất coumarin, hydantoin…) phải dùng thận trọng với amlodipin, vì amlodipin cũng liên kết cao với protein nên nồng độ của các thuốc nói trên ở dạng tự do (không liên kết), có thể thay đổi trong huyết thanh.

Tác dụng phụ:

Phản ứng phụ thường gặp nhất của amlodipin là phù cổ chân, từ nhẹ đến trung bình, liên quan đến liều dùng. Trong thử nghiệm lâm sàng, có đối chứng placebo, tác dụng này gặp khoảng 3% trong số người bệnh điều trị với liều 5mg/ngày và khoảng 11% khi dùng 10 mg/ngày.

Thường gặp, ADR >1/100:

Toàn thân: Phù cổ chân, nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt và có cảm giác nóng, mệt mỏi, suy nhược.

Tuần hoàn: Ðánh trống ngực .

Thần kinh trung ương: Chuột rút.

Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu.

Hô hấp: Khó thở.

Ít gặp, 1/1000 Tuần hoàn: Hạ huyết áp quá mức, nhịp tim nhanh, đau ngực.

Da: Ngoại ban, ngứa.

Cơ, xương: Ðau cơ, đau khớp.

Tâm thần: Rối loạn giấc ngủ.

Hiếm gặp, ADR Tuần hoàn: Ngoại tâm thu.

Tiêu hóa: Tăng sản lợi.

Da: Nổi mày đay.

Gan: Tăng enzym gan (transaminase, phosphatase kiềm, lactat dehydrogenase).

Chuyển hóa: Tăng glucose huyết.

Tâm thần: Lú lẫn.

Miễn dịch: Hồng ban đa dạng.

Chú ý đề phòng:

Với người giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp.

Thời kỳ mang thai: Các thuốc chẹn kênh calci có thể ức chế cơn co tử cung sớm. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng bất lợi cho quá trình sinh đẻ. Phải tính đến nguy cơ thiếu oxy cho thai nhi nếu gây hạ huyết áp ở người mẹ, vì có nguy cơ làm giảm tưới máu nhau thai. Ðây là nguy cơ chung khi dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp, chúng có thể làm thay đổi lưu lượng máu do giãn mạch ngoại biên.Ở động vật thực nghiệm, thuốc chẹn kênh calci có thể gây quái thai ở dạng dị tật xương. Vì vậy, tránh dùng amlodipin cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú: Chưa có thông báo nào đánh giá sự tích lũy của amlodipin trong sữa mẹ.

Thông tin thành phần Atorvastatin

Dược lực:

Atorvastatin là thuốc thuộc nhóm ức chế HMG- CoA reductase.
Dược động học :

– Hấp thu: Atorvastatin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Sinh khả dụng của atorvastatin thấp vì được chuyển hoá mạnh qua gan lần đầu(trên 60%). Nồng độ đỉnh trong huyết thanh của thuốc là 1-2 giờ.

– Phân bố: Atorvastatin liên kết mạnh với protein huyết tương trên 98%.Atorvastatin ưa mỡ nên đi qua được hàng rào máu não.

– Chuyển hoá: Thuốc chuyển chủ yếu ở gan(>70%) thành các chất chuyển hoá có hoặc không có hoạt tính.

– Thải trừ: thuốc được đào thải chủ yếu qua phân, đào thải qua thận dưới 2%.

Tác dụng :

Atorvastatin là một thuốc làm giảm cholesterol. Thuốc ức chế sản sinh cholesterol ở gan bằng cách ức chế một enzym tạo cholesterol là HMGCoA reductase. Thuốc làm giảm mức cholesterol chung cũng như cholesterol LDL trong máu (LDL cholesterol bị coi là loại cholesterol “xấu” đóng vai trò chủ yếu trong bệnh mạch vành). Giảm mức LDL cholesterol làm chậm tiến triển và thậm chí có thể đảo ngược bệnh mạch vành. Không như các thuốc khác trong nhóm, atorvastatin cũng có thể làm giảm nồng độ triglycerid trong máu. Nồng độ triglycerid trong máu cao cũng liên quan với bệnh mạch vành.
Chỉ định :

Ðiều trị hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng làm giảm cholesterol toàn phần, LDL, apolipoprotein B, triglycerid & làm tăng HDL ở bệnh nhân tăng cholesterol máu nguyên phát & rối loạn lipid máu hỗn hợp (type IIa & IIb); làm giảm triglycerid máu type IV).

Ðiều trị rối loạn betalipoprotein máu nguyên phát (type III).

Ðiều trị hỗ trợ với các biện pháp làm giảm lipid khác để làm giảm cholesterol toàn phần & LDL ở bệnh nhân tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử.

Liều lượng – cách dùng:

Khởi đầu: 10mg, ngày 1 lần. Khoảng liều cho phép: 10-80mg ngày 1 lần, không liên quan đến bữa ăn. Tối đa: 80mg/ngày.
Chống chỉ định :

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Bệnh gan tiến triển với tăng men gan dai dẳng không tìm được nguyên nhân. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Tác dụng phụ

Nhẹ & thoáng qua: buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi.

Thông tin thành phần Ezetimib

Chỉ định :

Ezetimibe được sử dụng cùng với một chế độ ăn ít chất béo, ít cholesterol và tập thể dục để giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Ezetimibe có thể được sử dụng một mình hoặc với các thuốc khác (chẳng hạn như statin hoặc fibrate).

Ezetimibe hoạt động bằng cách làm giảm lượng cholesterol cơ thể hấp thu từ chế độ ăn uống. Giảm cholesterol có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và đau tim.

Liều lượng – cách dùng:

Liều dùng thông thường cho người lớn tăng lipid máu:

Dùng 10 mg một lần mỗi ngày với thức ăn hoặc không kèm thức ăn.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị bệnh sitosterolemia:

Dùng 10 mg một lần mỗi ngày với thức ăn hoặc không kèm thức ăn.

Tác dụng phụ

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như:

Yếu cơ bất thường hoặc đau;

Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt);

Đau ngực;

Viêm tụy (đau nặng ở bụng trên lan sang lưng, buồn nôn và nôn, nhịp tim nhanh);

Sốt, đau họng và đau đầu với mụn rộp nặng, bong tróc và phát ban da đỏ.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng bao gồm:

Tê hoặc cảm giác tê tê;

Đau bụng nhẹ, tiêu chảy;

Cảm giác mệt mỏi;

Nhức đầu;

Chóng mặt;

Tâm trạng chán nản;

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, triệu chứng cảm lạnh;

Đau khớp, đau lưng.

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Ezenstatin 10/10 tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *