Thuốc Eyesmox tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Eyesmox điều trị bệnh gì?. Eyesmox công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Eyesmox giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Nhóm thuốc: Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ mắt
SĐK:VD-33000-19
Nhà sản xuất: Công ty Dược & trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR) – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty Dược & trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR)
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Dung dịch nhỏ mắt được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc này chỉ dùng theo đơn của thầy thuốc;

DƯỢC LỰC HỌC

Moxifloxacin ức chế cả topoisomerase IV và ADN gyrase ( topoisomerase II), là các enzym cần cho quá trình tái tạo, sao chép, sửa chữa và tái tổ hợp ADN của vi khuẩn. Do có cấu trúc hóa học và cơ chế tác dụng khác với kháng sinh beta-lactam và aminoglycosid nên moxifloxacin có thể có hoạt lực trên các chủng vi khuẩn đã kháng các kháng sinh này.

Các chủng Gram dương

Các chủng Corynebacterium

Các chủng Microbacterium

Staphylococcus aureus

Staphylococcus epidermidis

Staphylococcus haemolyticus

Micrococcus luteus

Streptococcus pneumoniae

Streptococcus viridans

Các chủng Gram âm

Các chủng Acinetobacter

Haemophilus influenzae

Klebsiella pneumoniae

Moraxella catarrhalis

Pseudomonas aeruginosa

Các chủng khác

Chlamydia trachomatis

Moxifloxacin có hoạt lực trên các chủng vi khuẩn sau cả in vitro và trên lâm sàng:

DƯỢC DỘNG HỌC

Nồng độ Moxifloxacin trong huyết tương được đo song song ở người nam và nữ trưởng thành khỏe mạnh, sử dụng thuốc nhỏ mắt Moxifloxacin 0,5% liều 1 giọt/lần X 3 lần/ngày. Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương ở giai đoạn ổn định Cmax (2.7 mg/L) và nồng độ AUC (41.9mg.h/L) thấp hơn khoảng 1.600 và 1.000 lần so với giá trị Cmax và AUC được báo cáo sau khi dùng liều uống 400mg Moxifloxacin. Thời gian bán hủy thuốc trong huyết tương khoảng 13 giờ. Không có sự khác biệt về dược động học giữa nam và nữ

Liều lượng – Cách dùng

Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên: nhỏ 1 -2 giọt vào mắt nhiễm bệnh, 3-4 lần mỗi ngày trong 7-14 ngày Trẻ em dưới 1 tuổi: Liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chống chỉ định:

Chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với moxifloxacin, các kháng sinh quinolon khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tương tác thuốc:

Chưa có nghiên cứu về tương tác thuốc cụ thể với thuốc nhỏ mắt Moxifloxacin. Tuy nhiên sử dụng một số kháng sinh quinolon theo đường toàn thân có thể làm tăng nồng độ theophyllin trong huyết tương, ảnh hưởng đến chuyển hóa caffein, làm tăng tác dụng của thuốc chống đông warfarin và các dẫn chất của warfarin, tăng nồng độ creatinin huyết thanh thoáng qua ở bệnh nhân sử dụng đồng thời cyclosporin theo đường toàn thân

Tác dụng phụ:

Các tác dụng bất lợi hay gặp nhất đã được ghi nhận bao gồm giảm thị lực thoáng qua, sốt, cảm giác có dị vật tại mắt, đau đầu, nóng rát mắt thoáng qua, đau hoặc khó chịu tại mắt, viêm họng và sợ ánh sáng. Các phản ứng bất lợi khác đã được ghi nhận với tần suất dưới l% bao gồm dị ứng, phù mí mắt, khô mắt và ngứa mắt. Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Chú ý đề phòng:

Giống như các kháng sinh khác, sử dụng thuốc kéo dài có thể gây tăng sinh các vi sinh vật không nhạy cảm như nấm. Nếu xảy ra bội nhiễm, cần ngừng dùng thuốc và áp dụng biện pháp điều trị thay thế phù hợp. Cần yêu cầu bệnh nhân không được đeo kính áp tròng nếu có triệu chứng nhiễm khuẩn.

Để tránh thuốc bị nhiễm bẩn, không được chạm đầu lọ thuốc vào bất kỳ bề mặt nào (kể cả mắt). Chỉ được dùng thuốc trong vòng 1 tháng sau khi đã mở nắp.

SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:

Phụ nữ có thai

Chưa tiến hành các nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt trên phụ nữ có thai. Chỉ nên sử dụng moxifloxacin trong thai kỳ nếu lợi ích thu được vượt hẳn rủi ro đối với thai nhi.

Phụ nữ cho con bú

Chưa tiến hành phân tích moxifloxacin trong sữa me. Dựa trên dữ liệu thu được khi sử dụng ofloxacin có thể dự đoán moxifloxacin cũng được tiết vào sữa. Nên thận trọng khi sử dụng moxifloxacin cho phụ nữ cho con bú.

TÁC DỘNG CỦATHUỐC KHI VẬN HÀNH MÁY MÓC:

Không ảnh hưởng.

Thông tin thành phần Moxifloxacin

Dược lực:

Moxifloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone hoạt phổ rộng và có tác dụng diệt khuẩn. Tác dụng diệt khuẩn do cản trở men topoisomerase II và IV. Topoisomerase là những men chủ yếu kiểm soát về định khu (topology) của DNA và giúp sự tái tạo, sửa chữa và sao chép DNA.
Dược động học :

Sự hấp thu :

Viên moxifloxacin được hấp thu tốt và nhanh chóng ở đường tiêu hóa. Khả dụng sinh học tuyệt đối khoảng 90% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và các sản phẩm sữa.

Phân bố :

Với liều 400 mg uống mỗi ngày một lần, nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương ở giai đoạn ổn định khoảng 3,2mg/l, có được sau khi uống thuốc từ 0,5 đến 4 giờ. Nồng độ đáy trung bình là 0,6mg/l. Nồng độ thuốc trong huyết tương tăng tỉ lệ với liều lượng lên đến liều cao nhất đã thử nghiệm là 800 mg. Giai đoạn ổn định có được trong vòng 3 ngày với liều 400 mg uống mỗi ngày một lần.

Tỉ lệ gắn kết với protein trong máu trung bình khoảng 50% và không phụ thuộc nồng độ. Moxifloxacin phân bố rộng khắp cơ thể, với nồng độ trong mô thường vượt quá nồng độ trong máu.

Nồng độ moxifloxacin tối đa (đỉnh trung bình) ở máu và mô đo được sau khi uống liều 400mg

Chuyển hóa: Moxifloxacin được chuyển hóa bằng cách kết hợp. Hệ thống cytochrome P450 không liên quan đến chuyển hóa moxifloxacin. dạng kết hợp với sulfat (M1) chiếm khoảng 38% liều, được bài tiết chủ yếu trong phân. Khoảng 14% liều uống hoặc tiêm tĩnh mạch biến đổi thành dạng kết hợp glucuronide (M2), được bài tiết hoàn toàn trong nước tiểu.

Bài tiết: Thời gian bán hủy thuốc trong huyết tương khoảng 12 giờ. Khoảng 45% liều moxifloxacin uống hoặc tiêm tĩnh mạch được bài tiết dưới dạng không đổi (khoảng 20% trong nước tiểu và khoảng 25% trong phân).

Tác dụng :

In vitro, moxifloxacin có tác dụng chống lại đa số các vi khuẩn gram dương và gram âm. Moxifloxacin có tác dụng diệt khuẩn nhờ ức chế men topoisomerase II (DNA gyrase) và topoisomerase IV rất cần thiết cho việc tái tạo, sao chép, sửa chữa và tái kết hợp DNA của vi khuẩn. Nhờ có nửa C8-methoxy góp phần gia tăng tác dụng diệt khuẩn và giảm sự chọn lọc các đột biến gây đề kháng thuốc của vi khuẩn gram dương so với nửa C8-H.

Cơ chế tác dụng của quinolones, bao gồm cả moxifloxacin, khác với cơ chế tác dụng của macrolides, beta-lactam, aminoglycosides hoặc tetracyclines ; do đó, các vi khuẩn đề kháng với các thuốc này có thể vẫn nhạy cảm với moxifloxacin và các quinolones khác. Không có đề kháng chéo giữa moxifloxacin và những kháng sinh thuộc các nhóm khác.

Người ta thấy có đề kháng chéo giữa moxifloxacin và các fluoroquinolones khác chống lại vi khuẩn gram âm. Tuy nhiên, vi khuẩn gram dương kháng với các fluoroquinolones khác có thể vẫn nhạy cảm với moxifloxacin.

Moxifloxacin có hoạt tính lên đa số các dòng vi khuẩn sau trong cả in vitro và nhiễm khuẩn trên lâm sàng được đề cập trong phần Chỉ định:

Vi khuẩn gram dương hiếu khí: Staphylococcus aureus (chỉ những chủng nhạy cảm methicillin), Streptococcus pneumoniae (chỉ những chủng nhạy cảm penicillin).

Vi khuẩn gram âm hiếu khí: Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae, Moraxella catarrhalis. Những vi sinh vật không điển hình: Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae.

Một số dữ liệu in vitro khác cũng đã được thực hiện, tuy nhiên ý nghĩa lâm sàng chưa rõ.

Theo những nghiên cứu in vitro này, moxifloxacin cho thấy với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 2mcg/ml hoặc thấp hơn có tác dụng chống lại đa số (≥ 90%) các dòng vi khuẩn sau, tuy nhiên, độ an toàn và tính hiệu quả của moxifloxacin trong điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn trên lâm sàng do những vi khuẩn này chưa được xác định trong những nghiên cứu lâm sàng có kiểm chứng tốt và đầy đủ:

Vi khuẩn gram dương hiếu khí: Streptococcus pneumoniae (chủng đề kháng penicillin), Streptococcus pyogenes.

Vi khuẩn gram âm hiếu khí: Citrobacter freundii, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Klebsiella oxytoca, Legionella pneumophila, Proteus mirabilis.

Vi khuẩn kỵ khí: Fusobacterium species, Peptostreptococcus species, Prevotella species.

Thử nghiệm độ nhạy cảm:

Kỹ thuật pha loãng: Dùng các phương pháp định lượng để xác định nồng độ ức chế tối thiểu có tác dụng diệt khuẩn (MIC). Nồng độ ức chế tối thiểu này giúp ước lượng độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với các hoạt chất kháng khuẩn. Nên xác định MIC bằng cách dùng các xét nghiệm tiêu chuẩn. Các xét nghiệm này dựa vào phương pháp pha loãng 1 (thạch hoặc nước canh cấy) hoặc tính tương đương với nồng độ cấy tiêu chuẩn và nồng độ bột thuốc moxifloxacin tiêu chuẩn.

Hiện tại chưa có dữ liệu nào nói về những dòng đề kháng, điều này loại bỏ bất cứ kết quả đánh giá nào khác với “Nhạy cảm”. Những dòng có kết quả MIC nghi ngờ “không nhạy cảm” nên gửi đến phòng xét nghiệm tham khảo để thực hiện thêm các thử nghiệm khác

Một kết quả “Nhạy cảm” chứng tỏ tác nhân gây bệnh có thể bị ức chế nếu hợp chất kháng sinh trong máu đạt đến nồng độ trong máu đến nồng độ cho phép. Kết quả “Trung gian” cho thấy kết quả chưa được rõ rệt, và nếu vi khuẩn không đủ nhạy cảm một cách rõ ràng, và đối với các thuốc được xem là nhạy cảm trên lâm sàng, nên lặp lại thử nghiệm. Sự phân loại này cũng ngụ ý thuốc vẫn có thể được sử dụng trong lâm sàng nếu vị trí cơ thể có nồng độ phân bố thuốc cao hoặc trường hợp có thể sử dụng thuốc liều cao. Phân loại này cũng để lại một vùng đệm (buffer zone) nhằm loại trừ những yếu tố sai sót về kỹ thuật nhỏ nhặt có thể dẫn đến sự khác biệt đáng kể khi đánh giá. Kết quả “Ðề kháng” khi tác nhân gây bệnh không bị ức chế bởi hợp chất kháng sinh trong máu đã đạt đến nồng độ cho phép, lúc này nên chọn lựa thuốc khác để điều trị.

Chỉ định :

Ðiều trị bệnh nhiễm khuẩn ở người lớn (≥ 18 tuổi) do những dòng vi khuẩn nhạy cảm :

Viêm xoang cấp do vi khuẩn gây bởi Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae hoặc Moraxella catarrhalis.

Ðợt cấp của viêm phế quản mãn do vi khuẩn gây bởi Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus hoặc Moraxella catarrhalis.
Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng (với mức độ từ nhẹ đến trung bình) gây bởi Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae hoặc Moraxella catarrhalis.
Liều lượng – cách dùng:

Trong tất cả các chỉ định, liều được khuyến cáo đối với moxifloxacin là 1 chai/túi (400mg/250ml) dịch truyền hoặc 1 viên (400mg) trong 1 ngày.

Thời gian điều trị:

Nên xác định thời gian điều trị tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh hay đáp ứng lâm sàng.

Khuyến cáo chung sau đây dành cho điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới:

– Với dạng dịch truyền:

Viêm phổi cộng đồng mắc phải: 7 đến 14 ngày tùy theo đáp ứng lâm sàng và mức độ nặng nhẹ của bệnh.

– Với viên uống:

Nên uống trọn viên thuốc với một ly nước. Có thể uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.

* Ðợt cấp của viêm phế quản mãn: 5 ngày.

Viêm phổi mắc phải cộng đồng: 10 ngày.

Viêm xoang cấp: 7 ngày.

Những đối tượng đặc biệt: 
Người già: Không cần chỉnh liều.
Trẻ em: Không sử dụng moxifloxacin ở trẻ em và thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy gan: Không cần phải chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ. Không có đủ dữ liệu về dược động học trên bệnh nhân suy gan nặng.
Suy thận: Không cần phải chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận ở bất kỳ mức độ nào (gồm cả thanh thải creatinine ≤ 30ml/phút/1,73m2). Không có dữ liệu về dược động học trên bệnh nhân đang điều trị lọc máu ngoài cơ thể.
Sự khác biệt theo chủng tộc: Không cần chỉnh liều trong các nhóm chủng tộc.
Chống chỉ định :

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong viên thuốc hay với các quinolones khác.

Chống chỉ định dùng viên Moxifloxacin ở trẻ em, thiếu niên đang tăng trưởng và phụ nữ có thai. Quinolones cũng phân bố tốt qua sữa ở các phụ nữ đang cho con bú. Những bằng chứng tiền lâm sàng cho thấy một lượng nhỏ moxifloxacin có thể được tiết qua sữa mẹ. Chưa có dữ kiện về sử dụng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú. Do đó, chống chỉ định sử dụng moxifloxacin ở phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng phụ

Trong những thử nghiệm lâm sàng với moxifloxacin, đa số các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ ngưng thuốc moxifloxacin do tác dụng phụ là 3,8%. Tác dụng phụ thường gặp nhất (tùy theo mức độ có thể, có khả năng hay không thể đánh giá được) dựa trên những thử nghiệm lâm sàng với moxifloxacin được liệt kê dưới đây:

Tần suất ≥ 1% Toàn thân: đau bụng, nhức đầu.

– Hệ tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, nôn, khó tiêu, bất thường trên các xét nghiệm chức năng gan.

– Giác quan: rối loạn vị giác.

– Hệ thần kinh: chóng mặt.

Tần suất ≥ 0,1% – Toàn thân: suy nhược, nhiễm nấm Candida, đau, đau lưng, mệt mỏi, bất thường về xét nghiệm, đau ngực, phản ứng dị ứng, đau chân.

– Hệ tim mạch: tim nhanh, phù ngoại biên, cao huyết áp, hồi hộp.

– Hệ tiêu hóa: khô miệng, buồn nôn và nôn, đầy hơi, táo bón, nhiễm nấm Candida ở miệng, biếng ăn, viêm miệng, rối loạn dạ dày ruột, viêm lưỡi, tăng g-GT.

– Hệ máu và bạch huyết: giảm bạch cầu, giảm prothrombin, tăng bạch cầu ái toan, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu.

– Chuyển hóa và dinh dưỡng: tăng amylase.

– Hệ cơ xương: đau khớp, đau cơ.

– Hệ thần kinh: mất ngủ, chóng mặt, bứt rứt, buồn ngủ, lo âu, run, dị cảm, lẫn lộn, trầm cảm.

– Da và phần phụ: nổi ban, ngứa, đổ mồ hôi, mề đay.

– Ngũ quan: quáng gà.

– Hệ niệu sinh dục : nhiễm nấm Candida ở âm đạo, viêm âm đạo.

Tần suất ≥ 0,01% – Toàn thân: đau vùng chậu, phù mặt.

– Hệ tim mạch: hạ huyết áp, giãn mạch.

– Hệ tiêu hóa: viêm dạ dày, đổi màu lưỡi, khó nuốt, vàng da, tiêu chảy (gây bởi Clostridium difficile).

– Hệ máu và bạch huyết: giảm thromboplastin, tăng prothrombin.

– Chuyển hóa và dinh dưỡng: tăng đường huyết, tăng lipid máu, tăng uric máu.

– Hệ cơ xương: viêm khớp, rối loạn về gân.

– Hệ thần kinh: ảo giác, rối loạn nhân cách, tăng trương lực, mất điều hợp, kích động, điếc ngôn từ, mất ngôn ngữ, bất ổn về cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, rối loạn phát âm, bất thường về tư duy, giảm cảm giác, giấc mơ bất thường, co giật.

– Hệ hô hấp: hen phế quản, khó thở.

– Da và phần phụ: nổi ban (dát sẩn, ban xuất huyết, mụn mủ).

– Ngũ quan: ù tai, bất thường về thị giác, mất vị giác, loạn khứu.

– Hệ niệu sinh dục: bất thường chức năng thận.

Những thay đổi xét nghiệm thường gặp nhất không liên quan với việc sử dụng thuốc và không được xem như là tác dụng phụ của moxifloxacin, gồm: tăng và giảm hematocrit, tăng bạch cầu, tăng và giảm hồng cầu, giảm đường huyết, giảm hemoglobulin, tăng alkaline phosphatase, tăng SGOT/AST, tăng SGPT/ALT, tăng bilirubin, tăng urea, tăng creatinin, tăng BUN.

Hiện chưa kết luận được những bất thường này gây ra do thuốc hoặc do những bệnh lý gốc đang được điều trị.

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Eyesmox tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *