Thuốc EfTicort tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc EfTicort điều trị bệnh gì?. EfTicort công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc EfTicort giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Nhóm thuốc: Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Dạng bào chế:Thuốc nhỏ mắt
Đóng gói:Hộp 1chai 5ml thuốc nhỏ mắt
Hàm lượng:
5ml
SĐK:V404-H12-05
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 (F.T.PHARMA) – VIỆT NAM
Nhà đăng ký:
Nhà phân phối:

Chỉ định:

– Viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm tuyến Meibomius cấp, viêm túi lệ, viêm kết mạc dị ứng, viêm khe giác mạc, viêm màng mạch nho, viêm củng mạc, viêm thượng củng mạc.

– Viêm tai ngoài (màng nhĩ còn nguyên), đặc biệt chàm bội nhiễm ống tai, viêm tai giữa cấp sung huyết, viêm tai giữa cấp vừa rạch màng nhĩ.

Liều lượng – Cách dùng

– Mắt: Nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt bị đau sau mỗi 4 giờ. Nhiễm trùng nặng: có thể dùng 2 giọt/lần/giờ. Thời gian điều trị trung bình 7 ngày.

– Tai:

+ Người lớn: rửa tai 1 – 5 giọt x 2 lần/ngày x 6 – 10 ngày.

+ Trẻ em: rửa tai 1 – 2 giọt x 2 lần/ngày x 6 – 10 ngày. Không nên dùng quá 10 ngày.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc. Viêm giác mạc herpes biểu mô. Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị tăng nhãn áp, bệnh lao mắt, viêm kết giác mạc do virus, nhiễm khuẩn mí mắt & mắt.

Tương tác thuốc:

Tránh dùng với các loại kháng sinh khác.

Tác dụng phụ:

– Kích thích thoáng qua: khó chịu, chảy nước mắt, sưng tấy, sung huyết kết mạc, có nguy cơ quá mẫn.

– Dùng lâu dài: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm giác mạc nông, lâu lành vết thương, bội nhiễm, loét củng giác mạc.

Chú ý đề phòng:

Không được dùng để tiêm. Theo dõi nhãn áp & thuỷ tinh thể khi dùng lâu dài. Không được đeo kính sát tròng khi điều trị. Tránh dùng ở sơ sinh.

Thông tin thành phần Betamethasone

Dược lực:

Betamethasone là một dẫn xuất tổng hợp của prednisolone.

Betamethasone là một corticosteroid thượng thận có tính kháng viêm. Betamethasone có khả năng kháng viêm mạnh, chống viêm khớp và kháng dị ứng, được dùng điều trị những rối loạn có đáp ứng với corticosteroid .

Là một glucocorticoide, Betamethasone gây hiệu quả chuyển hóa sâu rộng và khác nhau, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với những tác nhân kích thích. Betamethasone có hoạt tính glucocorticoide cao và hoạt tính minéralocorticoide thấp.

Dược động học :

– Hấp thu: Betamethason dễ hấp thu qua đường tiêu hoá. Thuốc cũng dễ được hấp thụ khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt nếu băng kín hoặc khi da bị rách hoặc khi thụt trực tràng, có thể có 1 lượng betamethason được hấp thu đủ cho tác dụng toàn thân. Các dạng betamethason tan trong nước được dùng tiêm tĩnh mạch để cho đáp ứng nhanh, các dạng tan trong lipid tiêm bắp sẽ cho tácdụng kéo dài hơn.

– Phân bố: Betamethason phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc qua nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với một lượng nhỏ. Trong tuần hoàn, betamethason liên kết rộng rãi với protein huyết tương chủ yếu là globulin còn với albumin thì ít hơn.

– Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá chậm, chủ yếu chuyển hoá ở gan nhưng cũng có cả ở thận và bài xuất vào nước tiểu.

– Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Tác dụng :

Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng glucocorticoid rất mạnh, kèm theo tác dụng mineralocorticoid không đáng kể.

Betamethason có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng.

Do ít có tác dụng mineralocorticoid nên betamethason rất phù hợp trong những trường hợp bệnh lý mà giữ nước là bất lợi.

Liều cao, betamethason có tác dụng ức chế miễn dịch.

Chỉ định :

Ðược sử dụng trong bệnh nội tiết, cơ-xương, rối loạn chất tạo keo, da, dị ứng, mắt, hô hấp, máu, ung thư và những bệnh khác có đáp ứng với điều trị corticosteroid .

Rối loạn nội tiết tố: thiểu năng vỏ thượng thận sơ cấp hoặc thứ cấp (dùng kết hợp với minéralocorticọde, nếu có thể được); tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh ; viêm tuyến giáp không mưng mủ và tăng calci huyết có liên quan đến ung thư.

Rối loạn về cơ-xương: được dùng như một điều trị bổ sung trong thời gian ngắn (giúp cho bệnh nhân khắc phục qua giai đoạn cấp tính và lan tràn) trong chứng thấp khớp do bệnh vẩy nến; viêm khớp dạng thấp (trong một số trường hợp có thể dùng liều duy trì thấp); viêm dính khớp sống; viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp; viêm gân màng hoạt dịch cấp tính không đặc hiệu; bệnh thống phong; bệnh thấp cấp tính và viêm màng hoạt dịch.

Bệnh của chất tạo keo: trong thời kỳ lan tràn hoặc trong điều trị duy trì một số trường hợp lupus ban đỏ toàn thân, viêm cơ tim cấp tính do thấp khớp, xơ cứng bì và viêm da-cơ.

Khoa da: bệnh Pemphigus; viêm da mụn nước dạng herpes; hồng ban đa dạng nghiêm trọng (hội chứng Stevens-Johnson); viêm da tróc vẩy; u sùi dạng nấm; bệnh vẩy nến nặng; eczéma dị ứng (viêm da mãn tính) và nổi mề đay.

Các trường hợp dị ứng: được dùng trong những trường hợp bị dị ứng nặng hoặc thất bại sau các điều trị thông thường, như là những trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc dai dẳng, polyp mũi, hen phế quản (bao gồm suyễn), viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng (viêm da thần kinh), các phản ứng thuốc và huyết thanh.

Mắt: những tiến trình viêm và dị ứng cấp và mãn, trầm trọng liên quan đến mắt và các cấu trúc của mắt như viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, loét mép giác mạc dị ứng, herpès zona ở mắt, viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi, viêm hắc võng mạc, viêm phần trước, viêm màng mạch nho và viêm mạch mạc trước lan tỏa ra sau, viêm dây thần kinh mắt, viêm mắt giao cảm ; viêm võng mạc trung tâm ; viêm thần kinh sau nhãn cầu.

Hô hấp: bệnh sarcọdose có triệu chứng; hội chứng Loeffler không kiểm soát được bằng các phương pháp khác; ngộ độc berylium; phối hợp với hóa trị liệu trong điều trị bệnh lao phổi cấp và lan tỏa; tràn khí màng phổi; xơ hóa phổi.

Máu: giảm tiểu cầu tự phát và thứ phát ở người lớn; thiếu máu tán huyết tự miễn dịch; giảm nguyên hồng cầu và thiếu máu do giảm sản do di truyền; phản ứng với đường tiêm truyền.

Ung thư: điều trị tạm thời ung thư máu và u bạch huyết bào ở người lớn và ung thư máu cấp tính ở trẻ em.

Trạng thái phù: lợi tiểu hoặc làm giảm protéine niệu không gây tăng urê huyết trong hội chứng thận hư nguyên phát hoặc do lupus ban đỏ; phù mạch.

Các chỉ định khác: lao màng não có tắc nghẽn hoặc nguy cơ tắc nghẽn dưới màng nhện, sau khi đã điều trị bằng hóa liệu pháp kháng lao tương ứng; viêm đại tràng loét; liệt Bell’s.

Liều lượng – cách dùng:

Liều dùng thay đổi tùy theo từng loại bệnh, mức độ nặng nhẹ và đáp ứng của bệnh nhân.

Liều khởi đầu của Betamethasone có thể thay đổi từ 0,25 đến 8mg/ngày, tùy theo chứng bệnh đang điều trị. Trong những trường hợp nhẹ, thường chỉ dùng liều khởi đầu thấp là đủ, ngoại trừ ở một số bệnh nhân phải dùng liều cao.

Liều khởi đầu nên được duy trì hoặc điều chỉnh đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.

Nếu sau một thời gian mà vẫn chưa đạt được hiệu quả lâm sàng thỏa đáng, phải ngưng Celestone và chuyển sang điều trị khác.

Ở trẻ em, liều uống khởi đầu thường thay đổi từ 17,5 đến 200mcg (0,0017-0,25mg)/kg cân nặng/ngày hoặc 0,5 đến 7,5mg/m2 cơ thể/ngày. Liều dùng cho trẻ em phải được kiểm soát chặt chẽ theo những điều kiện cân nhắc như ở người lớn hơn là bám sát vào tỷ lệ tuổi tác hoặc cân nặng.

Khi đã nhận được đáp ứng thích hợp thì cần xác định liều duy trì bằng cách giảm liều dần dần để đạt được liều tối thiểu có hiệu lực lâm sàng.

Trong quá trình điều trị bệnh mãn tính, nếu bệnh tự thuyên giảm, nên ngưng điều trị.

Liều Celestone có thể được tăng lên trong trường hợp bệnh nhân phải tiếp xúc với các stress khác không liên quan đến bệnh đang được điều trị. Trong trường hợp sau khi điều trị lâu dài, nếu muốn ngưng thuốc phải giảm liều từ từ.

Liều khuyến cáo cho các chứng bệnh như sau:

Viêm thấp khớp và các thương tổn khớp khác: liều khởi đầu hàng ngày từ 1 đến 2,5mg, đến khi nhận được đáp ứng tốt, thường sau 3 hoặc 4 ngày, hoặc 7 ngày. Mặc dù nói chung không cần sử dụng liều cao nhưng có thể dùng để tạo ra đáp ứng mong muốn ban đầu. Nếu sau 7 ngày mà không có đáp ứng, nên chẩn đoán lại. Khi đã có sự đáp ứng thỏa đáng, nên giảm liều xuống 0,25mg mỗi 2 hoặc 3 ngày đến khi đạt liều duy trì thích hợp, thường từ 0,5 đến 1,5mg/ngày. Trong bệnh thống phong cấp tính, việc điều trị phải được tiếp tục trong vài ngày mặc dù các triệu chứng đã thuyên giảm. Ðiều trị bằng corticọde ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp không ngăn ngừa việc phối hợp với các phương pháp điều trị hỗ trợ khác được chỉ định.

Thấp khớp cấp tính : liều khởi đầu hàng ngày từ 6 đến 8 mg. Khi đã kiểm soát được đầy đủ chứng bệnh, liều tổng cộng hàng ngày giảm xuống 0,25 đến 0,5mg/ngày đến khi đạt liều duy trì thỏa đáng và tiếp tục với liều này trong 4 đến 8 tuần lễ hoặc lâu hơn nữa. Khi ngưng trị liệu, nên dùng lại thuốc nếu xuất hiện lại sự tái kích hoạt lại căn bệnh.

Viêm màng hoạt dịch: liều khởi đầu từ 1 đến 2,5mg/ngày, nên chia ra nhiều lần. Thường sau 2 đến 3 ngày sẽ nhận được đáp ứng lâm sàng, giảm liều từ từ trong vài ngày tiếp theo và sau đó ngưng thuốc. Thường chỉ cần một đợt điều trị ngắn; nếu có tái phát, tiến hành đợt điều trị thứ hai.

Tình trạng hen suyễn: 3,5 đến 4,5mg/ngày, trong 1 hoặc 2 ngày để giảm cơn; sau đó giảm liều xuống 0,25 đến 0,5mg/cách ngày đến khi đạt liều duy trì hoặc là ngưng điều trị.

Suyễn mãn tính khó trị: bắt đầu ở liều 3,5mg (hoặc hơn)/ngày đến khi có đáp ứng hoặc dùng suốt trong 7 ngày; sau đó giảm 0,25 đến 0,5mg/ngày đến khi đạt được liều duy trì.

Khí phế thủng hoặc xơ hóa phổi: thường bắt đầu từ 2 đến 3,5mg/ngày (chia nhiều lần) trong vài ngày cho đến khi có đáp ứng; sau đó giảm 0,5mg trong mỗi 2 hoặc 3 ngày đến khi đạt liều duy trì, thường là 1 đến 2,5mg.

Bệnh dị ứng bụi hay phấn hoa khó trị: nên định hướng điều trị để giảm triệu chứng bệnh trong giai đoạn cao điểm. Ngày thứ nhất: dùng liều 1,5 đến 2,5mg/ngày, chia làm nhiều lần; sau đó giảm dần 0,5mg mỗi ngày đến khi triệu chứng phát lại. Liều được điều chỉnh và sau đó duy trì ở liều này trong suốt đợt bệnh (thường không quá 10 đến 14 ngày) và sau đó ngưng thuốc. Chỉ dùng Celestone để hỗ trợ các trị liệu kháng dị ứng thích hợp khác khi có yêu cầu.

Trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống: nhìn chung, liều khởi đầu từ 1 đến 1,5mg x 3 lần/ngày trong vài ngày là thích hợp; mặc dù đôi khi có thể cần liều cao hơn để đạt được đáp ứng thỏa đáng. Sau đó giảm liều từ từ đến liều duy trì vừa đủ (thường từ 1,5 đến 3mg/ngày).

Bệnh da: liều khởi đầu từ 2,5 đến 4mg/ngày, đến khi đạt hiệu quả mong muốn. Sau đó giảm 0,25 đến 0,5mg mỗi 2 hoặc 3 ngày cho đến khi đạt đến liều duy trì.

Trong các rối loạn ngắn hạn và tự hạn chế: thường có thể ngưng thuốc mà không gây tái phát sau khi kiểm soát được căn bệnh trong vòng vài ngày. Liều lượng rất thay đổi trong các điều trị dài hạn.

Trong những rối loạn trên, thầy thuốc nên tham khảo thêm tài liệu điều trị.

Viêm mắt (hậu phòng): liều khởi đầu từ 2,5 đến 4,5mg/ngày, chia làm nhiều lần, đến khi đạt sự kiểm soát mong muốn, hoặc điều trị trong vòng 7 ngày. Sau đó giảm 0,5mg mỗi ngày đến liều duy trì để điều trị các rối loạn mãn tính. Thông thường ở những bệnh cấp tính hay tự hạn chế, người ta ngưng thuốc sau một khoảng thời gian thích hợp.

Hội chứng sinh dục-thượng thận: liều dùng thay đổi tùy theo cơ địa và được điều chỉnh để duy trì nồng độ 17-kétostérọde niệu nằm trong giới hạn bình thường, và thường có hiệu quả ở liều 1 đến 1,5mg/ngày, chia nhiều lần.

Liều một lần trong ngày: để tạo thuận lợi cho bệnh nhân đồng thời vẫn đảm bảo nguyên tắc cải thiện liều, liều duy trì hàng ngày có thể được dùng một lần vào mỗi sáng sớm.

Ðiều trị cách ngày: không được áp dụng cho liệu pháp corticosteroid vì Betamethasone có thời gian bán hủy dài (từ 36 đến 54 giờ), với tác dụng ức chế trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Nếu điều trị trong thời gian dài, nên xem xét dùng chế độ liều xen kẽ Betamethasone với một tác động adrénocorticọde tức thời (như prednisone, prednisolone hoặc méthylprednisolone).

Chống chỉ định :

Những bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân, phản ứng nhạy cảm với Betamethasone hoặc với các corticọde khác hoặc với bất cứ thành phần nào của Celestone.
Tác dụng phụ

Những tác dụng bất lợi của Celestone cũng giống như đối với các loại corticọde khác, có liên quan đến liều lượng và thời gian điều trị. Thông thường những tác dụng này là có thể hồi phục hoặc giảm bớt bằng cách giảm liều ; nói chung, tốt hơn nên ngưng thuốc trong những trường hợp này.

Rối loạn nước và điện giải: giữ muối và nước, suy tim sung huyết, mất kali, cao huyết áp, kiềm huyết giảm kali.

Trên hệ cơ xương: suy yếu cơ, bệnh lý cơ do corticosteroid , giảm khối lượng cơ, làm nặng thêm triệu chứng nhược cơ, loãng xương, gãy lún cột sống, hoại tử vô trùng đầu xương đùi và đầu xương cánh tay, gãy xương dài bệnh lý, đứt dây chằng.

Trên đường tiêu hóa: loét dạ dày với thủng hoặc xuất huyết, viêm tụy, trướng bụng, viêm loét thực quản.

Bệnh về da: làm chậm sự lành vết thương, lên da non, da mỏng giòn; có đốm xuất huyết và mảng bầm máu; hồng ban ở mặt; tăng tiết mồ hôi; thay đổi các kết quả xét nghiệm da; dị ứng như viêm da dị ứng, nổi mề đay; phù mạch thần kinh.

Thần kinh: co giật; tăng áp lực nội sọ với phù gai thị (gây bướu giả ở não) thường sau khi điều trị; chóng mặt; nhức đầu.

Nội tiết: rối loạn kinh nguyệt; hội chứng giống Cushing; làm giảm tăng trưởng của phôi trong tử cung hoặc sự phát triển của đứa bé; mất đáp ứng tuyến yên và thượng thận thứ phát, đặc biệt trong thời gian bị stress, ví dụ như chấn thương, giải phẫu hoặc bị bệnh; làm giảm dung nạp carbohydrate; các biểu hiện của bệnh đái tháo đường tiềm ẩn, gây tăng nhu cầu về insuline hoặc các tác nhân hạ đường huyết trong điều trị bệnh đái tháo đường.

Mắt: gây đục thủy tinh thể dưới bao, tăng nhãn áp, glaucome, chứng lồi mắt.

Chuyển hóa: Cân bằng nitrogene âm tính do dị hóa protéine.

Tâm thần: gây sảng khoái, cảm giác lâng lâng; các biểu hiện suy giảm tâm lý trầm trọng; thay đổi nhân cách; mất ngủ.

Các tác dụng khác: sốc phản vệ hoặc phản ứng tăng mẫn cảm.

Thông tin thành phần Gentamicin

Dược lực:

Gentamicin là hỗn hợp kháng sinh có cấu trúc gần nhau, được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Micromonospora purpura, Micromonospora echonospora.

Gentamicin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có hoạt phổ kháng khuẩn rộng.

Dược động học :

– Hấp thu: Gentamicin ít hấp thu qua đường tiêu hoá nhưng hấp thu tốt qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Sau khi tiêm bắp 30-60 phút thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu.

– Phân bố: thuốc ít liên kết với protein huyết tương, duy trì tác dụng 8-12 giờ. Khuếch tán chủ yếu vào dịch ngoại bào, vào được nhau thai và sữa mẹ với lượng nhỏ nhưng ít vào dịch não tuỷ kể cả khi màng não bị viêm.

– Chuyển hoá: Gentamicin ít chuyển hoá trong cơ thể.

– Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, khoảng 70% thuốc thải trừ trong vòng 24 giờ đầu. Thời gian bán thải 2-4 giờ và kéo dài hơn ở người bệnh nhân suy thận, người cao tuổi hoặc trẻ sơ sinh.

Tác dụng :

Gentamicin có tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn ưa khí gram âm và một số ít vi khuẩn gram dương như liên cầu, tụ cầu, phế cầu(kể cả tụ cầu kháng methicillin và tụ cầu sinh penicillinase). Gentamicin còn có tác dụng với một số Actinomyces và Mycoplasma.

Vi khuẩn kháng gentamicin: Mycobacterium, vi khuẩn kị khí và nấm.

Cơ chế tác dụng của gentamicin: Thuốc sau khi thấm được qua lớp vỏ tế bào vi khuẩn nhờ hệ thống vận chuyển phụ thuộc oxy, gentamicin và các aminosid gắn vào tiểu đơn vị 30S nên trìnhtự sắp xếp các acid amin không đúng tạo ra các protein của tế bào vi khuẩn không có hoạt tính làm vi khuẩn bị tiêu diệt.

Chỉ định :

Gentamicin thường được dùng phối hợp với các kháng sinh khác (beta – lactam) để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn Gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm, bao gồm: Nhiễm khuẩn đường mật (viêm túi mật và viêm đường mật cấp), nhiễm Brucella, các nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm Listeria, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn ngoài da như bỏng, loét, nhiễm khuẩn xương, khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng (bao gồm viêm phúc mạc), các nhiễm khuẩn về đường tiết niệu (viêm thận bể thận cấp) cũng như trong việc phòng nhiễm khuẩn khi mổ và trong điều trị các người bệnh suy giảm miễn dịch và người bệnh trong đơn nguyên chăm sóc tăng cường…
Gentamicin thường được dùng cùng với các chất diệt khuẩn khác để mở rộng phổ tác dụng và làm tăng hiệu lực điều trị. Thí dụ gentamicin được phối hợp với penicilin trong các nhiễm khuẩn do cầu khuẩn đường ruột và liên cầu gây ra, hoặc phối hợp với một beta – lactam kháng trực khuẩn mủ xanh trong các nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh gây ra, hoặc với metronidazol hay clindamycin trong các bệnh do hỗn hợp các khuẩn ưa khí – kỵ khí gây ra.

Nhiễm khuẩn giác mạc, củng mạc, chắp lẹo, viêm bờ mi, túi lệ, loét giác mạc, loét giác mạc có mủ, tổn thương mắt do dị vật, trước & sau các phẫu thuật có can thiệp nội nhãn.

Điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram âm mắc phải ở bệnh viện, như nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu và dự phòng phẫu thuật.

Gentamicin thường phối hợp với penicillin, quinolon, clindamycin và metronidazol để nâng cao hiệu lực kháng khuẩn.

Liều lượng – cách dùng:

Thuốc tiêm:

Thường dùng tiêm bắp. Không dùng tiêm dưới da vì nguy cơ hoại tử da. Khi không tiêm bắp được, có thể dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục. Trường hợp này, pha gentamicin với dung dịch natri clorid hoặc glucose đẳng trương theo tỷ lệ 1 ml dịch truyền cho 1 mg gentamicin. Thời gian truyền kéo dài từ 30 – 60 phút. Với người bệnh có chức năng thận bình thường, cứ 8 giờ truyền 1 lần; ở người suy thận, khoảng cách thời gian truyền phải dài hơn.
Liều lượng phải điều chỉnh tùy theo tình trạng và tuổi tác người bệnh.
Gentamicin thường phối hợp với các kháng sinh khác để mở rộng phổ tác dụng hoặc tăng tính hiệu quả như phối hợp với penicilin để điều trị nhiễm khuẩn do Enterococcus và Streptococcus, hoặc với 1 beta – lactam kháng Pseudomonas để chống nhiễm khuẩn Pseudomonas hoặc với metronidazol hoặc clindamycin đối với nhiễm khuẩn hỗn hợp hiếu khí – yếm khí.
Ở người bệnh có chức năng thận bình thường: Người lớn 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần tiêm bắp. Trẻ em: 3 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần tiêm bắp (1 mg/kg cứ 8 giờ 1 lần).
Kinh nghiệm gần đây cho thấy cả liều trong ngày có thể tiêm một lần (tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch quãng ngắn) cho người bệnh dưới 65 tuổi, có chức năng thận bình thường, điều trị không quá 1 tuần, và khi không bị nhiễm khuẩn do Enterococci hoặc Pseudomonas spp. Trong những trường hợp này, hiệu quả ít nhất là tương đương và dung nạp đôi khi tốt hơn, nếu tiêm ngày 1 lần so với cách tiêm cổ điển (8 giờ 1 lần). Trong trường hợp khác, tiêm 2 lần mỗi ngày là cách hay được khuyến cáo nhất, trừ trường hợp suy thận thì cần duy trì các biện pháp thông thường. Khi điều trị kéo dài quá 7 – 10 ngày, nên định lượng nồng độ gentamicin trong huyết tương. Nếu nồng độ còn lại (đo ngay trước khi tiêm liều tiêm tiếp sau) dưới 2 microgam/ml chứng tỏ khoảng cách dùng là phù hợp với khả năng đào thải của người bệnh.
Người bệnh suy thận: Cần thiết phải điều chỉnh liều lượng, theo dõi đều đặn chức năng thận, chức năng ốc tai và tiền đình, đồng thời cần kiểm tra nồng độ thuốc trong huyết thanh (nếu điều kiện cho phép).
Cách điều chỉnh liều theo nồng độ creatinin huyết thanh: Có thể giữ liều duy nhất 1 mg/kg và kéo dài khoảng cách giữa các lần tiêm. Tính khoảng cách (tính theo giờ) giữa 2 lần tiêm bằng cách nhân trị số creatinin huyết thanh (mg/lít) với 0,8; hoặc có thể giữ khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 8 giờ, nhưng giảm liều dùng. Trong trường hợp này, sau khi tiêm 1 liều nạp là 1 mg/kg, cứ 8 giờ sau lại dùng 1 liều đã giảm bằng cách chia liều nạp cho một phần mười (1/10) của trị số creatinin huyết thanh (mg/lít).
Cách điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin nội sinh:
Dùng liều khởi đầu là 1 mg/kg.
Các liều tiếp theo được tiêm cứ 8 giờ một lần, và tính theo công thức:
              giá trị độ thanh thải creatinin của người bệnh
1mg/kg x  ——————————————————————
           giá trị bình thường của độ thanh thải creatinin (100)
Các giá trị của độ thanh thải creatinin được biểu thị bằng ml/phút.
Trường hợp thẩm tách máu định kỳ: Tiêm tĩnh mạch chậm liều khởi đầu 1 mg/kg vào cuối buổi thẩm tách máu.
Trường hợp thẩm tách phúc mạc: Liều khởi đầu 1 mg/kg tiêm bắp. Trong khi thẩm tách, các lượng bị mất được bù bằng cách thêm 5 – 10 mg gentamicin cho 1 lít dịch thẩm tách.
Thuốc nhỏ mắt:

Tra vào mắt bệnh 1,5cm thuốc, 2-3lần/ngày.

Chống chỉ định :

Quá mẫn với thành phần thuốc hoặc nhóm aminoglycosid.

Người có tổn thương thận hoặc thính giác.

Tác dụng phụ

Thoáng qua: xót nhẹ ở mắt, ngứa, kích thích. Ngưng thuốc khi có biểu hiện dị ứng.

Với thính giác: gây rối loạn tiền đình, ốc tai do đó làm rối loạn chức năng thính giác như ù tại, chóng mặt, giảm thính lực, điếc không hồi phục.

Với thận: tổn thương, hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ có hồi phục.

Dị ứng: mày đay, ban da, viêm da tróc vẩy, viêm miệng, shock phản vệ.

Các tác dụng không mong muốn khác: ức chế dẫn truyền thần kinh-cơ giống các chất cura, trường hợp nặng gây suy hô hấp, liệt hô hấp, liệt cơ.

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc EfTicort tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *