Thuốc Divacal C tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Divacal C điều trị bệnh gì?. Divacal C công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Divacal C giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Nhóm thuốc: Khoáng chất và Vitamin
Dạng bào chế:Viên sủi bọt
Đóng gói:Hộp 1 tuýp 10 viên sủi bọt
SĐK:VNB-1043-03
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM – VIỆT NAM
Nhà đăng ký:
Nhà phân phối:

Chỉ định:

– Thiếu Calci do nhu cầu tăng (phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ trong giai đoạn tăng trưởng).
– Điều trị loãng xương ở người lớn tuổi, hoặc sau thời kỳ mãn kinh, dùng thuốc Corticoid, trong giai đoạn phục hồi vận động sau một thời gian bị bất động kéo dài.
Dược lực:
Calci là khoáng chất có nhiều nhất trong cơ thể. Calci hiện diện phần lớn ở xương và răng, phần còn lại ở các mô mềm. Muối calci có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tính thấm của màng tế bào. Thuốc chứa hàm lượng Calci cao được dùng điều trị các tình trạng thiếu Calci cấp tính hoặc mãn tính cũng như các rối loạn chuyển hóa xương ở mọi độ tuổi.
Dược động học:
Khoảng 30% Calci dạng ion được hấp thu tại đường tiêu hóa. Mức độ hấp thu giảm đáng kể theo tuổi. Khoảng 20% calci thải qua đường tiểu và 80% qua phân. Các bệnh có kèm chứng phân có mỡ, tiêu chảy, kém hấp thu mạn tính ở ruột cũng tăng thải calci qua phân.

Liều lượng – Cách dùng

Hoà tan viên sủi bọt trong ly nước.
– Người lớn và trẻ em > 10 tuổi:    2 viên / ngày
– Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi: 1 viên / ngày.

Chống chỉ định:

– Mẫn cảm với thành phần của thuốc.

– Bệnh tim.

– Suy thận nặng

– Rung thất trong hồi sức tim.

– Người bệnh đang dùng digitalis.

– Tăng Calci huyết.

– Tăng Calci niệu.

– Sỏi Calci.

– Bất động lâu ngày kèm theo tăng Calci huyết hoặc tăng Calci niệu.

Tương tác thuốc:

Vitamin D làm tăng sự hấp thu Calci.

– Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận: các Thiazid, Clopamid, Ciprofloxacin, Chlorthalidon, thuốc chống co giật.

– Calci làm giảm sự hấp thu của các muối sắt, nhóm cyclin, nhóm diphosphonat.

– Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hóa.

– Chế độ ăn có phytat, oxalat làm giảm hấp thu calci vì tạo thành phức hợp khó hấp thu.

– Nhóm digitalis: có nguy cơ gây loạn nhịp.

– Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid: có nguy cơ làm tăng Calci huyết do làm giảm sự đào thải của calci qua nước tiểu.

Tác dụng phụ:

Có thể xảy ra rối loạn tiêu hoá: táo bón, đầy bụng, buồn nôn, nôn.

– Trong vài trường hợp khi dùng Calci kéo dài với liều cao có thể làm thay đổi Calci huyết, Calci niệu.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng:

– Có thể giảm liều hoặc tạm thời ngưng dùng thuốc trong trường hợp tăng Calci niệu nhẹ, suy thận vừa hoặc nhẹ, tiền sử sỏi Calci.

– Nên uống nhiều nước ở những bệnh nhân có khả năng bị sỏi Calci niệu.

– Tránh dùng Vitamin D liều cao trong khi đang điều trị bằng Calci.

– Viên sủi bọt chứa muối và đường nên thận trọng đối với người theo chế độ ăn uống kiêng muối và trường hợp đái tháo đường.

– Phụ nữ mang thai: Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày. Tuy nhiên, người mang thai nên được cung cấp Calci bằng chế độ ăn uống đầy đủ. Dùng loại vitamin và Calci cùng các chất khoáng khác có thể gây hại cho mẹ hoặc thai nhi.

– Phụ nữ đang cho con bú: không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày

Thông tin thành phần Vitamin C

Dược lực:

Vitamin tan trong nước.
Dược động học :

Hấp thụ: Vitamin C được hấp thu dễ dàng sau khi uống; tuy vậy, hấp thu là một quá trình tích cực và có thể bị hạn chế sau những liều rất lớn. Trong nghiên cứu trên người bình thường, chỉ có 50% của một liều uống 1,5 g vitamin C được hấp thu. Hấp thu vitamin C ở dạ dày – ruột có thể giảm ở người ỉa chảy hoặc có bệnh về dạ dày – ruột.

Nồng độ vitamin C bình thường trong huyết tương ở khoảng 10 – 20 microgam/ml. Dự trữ toàn bộ vitamin C trong cơ thể ước tính khoảng 1,5 g với khoảng 30 – 45 mg được luân chuyển hàng ngày. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh scorbut thường trở nên rõ ràng sau 3 – 5 tháng thiếu hụt vitamin C.

Phân bố: Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein.

Thải trừ: Vitamin C oxy – hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một ít vitamin C chuyển hóa thành những hợp chất không có hoạt tính gồm ascorbic acid – 2 – sulfat và acid oxalic được bài tiết trong nước tiểu. Lượng vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể cũng được nhanh chóng đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Ðiều này thường xảy ra khi lượng vitamin C nhập hàng ngày vượt quá 200 mg.

Tác dụng :

Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể

– Tham gia tạo colagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu. Đo đó thiếu vitamin C thành mạch máu không bền, gây chảy máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ rụng…

– Tham gia các quá trình chuyển hoá của cơ thể như chuyển hoá lipid, glucid, protid.

– Tham gia quá trình tổng hợp một số chất như các catecholamin, hormon vỏ thượng thận.

– Xúc tác cho quá trình chuyển Fe+++ thành Fe++ nên giúp hấp thu sắt ở tá tràng (vì chỉ có Fe++ mới được hấp thu). Vì vậy nếu thiếu vitamin C sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt.

– Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Chống oxy hoá bằng cách trung hoà các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hoá, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào(kết hợp với vitamin A và vitamin E).

Chỉ định :

Phòng và điều trị thiếu vitamin C ( bệnh Scorbut) và các chứng chảy máu do thiếu vitamin C.

Tăng sức đề kháng ở cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm , mệt mỏi, nhiễm độc.

Thiếu máu do thiếu sắt.

Phối hợp với các thuốc chống dị ứng.
Liều lượng – cách dùng:

Cách dùng:

Thường uống vitamin C. Khi không thể uống được hoặc khi nghi kém hấp thu, và chỉ trong những trường hợp rất đặc biệt, mới dùng đường tiêm. Khi dùng đường tiêm, tốt nhất là nên tiêm bắp mặc dù thuốc có gây đau tại nơi tiêm.

Liều lượng:

Bệnh thiếu vitamin C (scorbut):

Dự phòng: 25 – 75 mg mỗi ngày (người lớn và trẻ em).

Ðiều trị: Người lớn: Liều 250 – 500 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, uống ít nhất trong 2 tuần.

Trẻ em: 100 – 300 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, uống ít nhất trong 2 tuần.

Phối hợp với desferrioxamin để tăng thêm đào thải sắt (do tăng tác dụng chelat – hóa của desferrioxamin) liều vitamin C: 100 – 200 mg/ngày.

Methemoglobin – huyết khi không có sẵn xanh methylen: 300 – 600 mg/ngày chia thành liều nhỏ.

Chống chỉ định :

Chống chỉ định dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán) người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
Tác dụng phụ

Tăng oxalat – niệu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, đỏ bừng, nhức đầu, mất ngủ, và tình trạng buồn ngủ đã xảy ra. Sau khi uống liều 1g hàng ngày hoặc lớn hơn, có thể xảy ra ỉa chảy. Vitamin C liều cao tiêm tĩnh mạch đã gây tử vong, do đó dùng thuốc tiêm tĩnh mạch là cách dùng không hợp lý và không an toàn.

Thường gặp:

Thận: Tăng oxalat niệu.

Ít gặp:

Máu: Thiếu máu tan máu.

Tim mạch: Bừng đỏ, suy tim.

Thần kinh trung ương: Xỉu, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi.

Dạ dày – ruột: Buồn nôn, nôn, ợ nóng, ỉa chảy.

Thần kinh – cơ và xương: Ðau cạnh sườn.

Hướng dẫn cách xử trí tác dụng không mong muốn: Không nên ngừng đột ngột sau khi sử dụng vitamin C liều cao trong thời gian dài để phòng ngừa bệnh scorbut hồi ứng do có sự cảm ứng quá trình chuyển hóa vitamin C; vì đó là một đáp ứng sinh lý và là hậu quả của dùng liều cao vitamin C trước đó.

Tiêm tĩnh mạch liều cao dễ gây tan máu, giảm độ bền của hồng cầu nhất là ở người thiếu men G6DP. Ngoài ra khi tiêm tĩnh mạch vitamin C cũng dễ bị shock phản vệ ( nguyên nhân có thể do chất bảo quản trong dung dịch tiêm gây ra).

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Divacal C tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *