Thuốc Cadiferon tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Cadiferon điều trị bệnh gì?. Cadiferon công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Cadiferon giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

  • Nhóm thuốc: Khoáng chất và Vitamin
  • Dạng bào chế:Dung dịch uống
  • Thành phần:Ferric ammonium citrate, folic acid, Vitamin B12
  • SĐK:VN-9807-05

Chỉ định:

TÍNH CHẤT: 
Thuốc với thành phần hoạt chất chính là Sắt, Acid folic và Vitamin B12 là các chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C.
Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗng tràng. Một người bình thường không thiếu sắt, hấp thu khoảng 0,5 – 1 mg sắt nguyên tố hằng ngày. Hấp thu sắt tăng lên khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu cầu sắt tăng.
Hấp thu sắt toàn bộ tăng tới 1 – 2 mg/ ngày ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và có thể tăng tới 3 – 4 mg/ ngày ở phụ nữ mang thai.
Trẻ nhỏ và thiếu niên cũng có nhu cầu sắt tăng trong thời kỳ phát triển mạnh.
Acid folic và Vitamin B12 kết hợp với Sắt trong phòng ngừa và điều trị thiếu máu hồng cầu khổng lồ ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai.
CHỈ ĐỊNH:
Phòng ngừa thiếu máu do thiếu Sắt ở phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em ở tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
Bổ sung Sắt, Acid folic và Vitamin B12 trong các trường hợp mất máu do phẫu thuật, chấn thương, nhiễm giun, người hiến máu.

Liều lượng – Cách dùng

Nên uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.
Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước. Không nhai viên thuốc trước khi uống.
Người lớn: 1 viên x 2 lần/ ngày.
Trẻ em: 1 viên x 1 lần/ ngày.
Phụ nữ có thai: 1 viên x 1 lần/ ngày từ khi phát hiện có thai.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:
Liều độc: dưới 30 mg Fe2+/ kg thể trọng có thể gây ngộ độc ở mức trung bình và trên 60 mg Fe2+/ kg thể trọng gây ngộ độc nghiêm trọng. Liều gây chết có thể là từ 80 – 250 mg Fe2+/ kg thể trọng. Liều gây chết thấp nhất ở trẻ em được thông báo là 650 mg Fe2+.
Triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy kèm ra máu, mất nước, nhiễm acid và sốc kèm ngủ gà. Có giai đoạn tưởng như đã bình phục không có triệu chứng gì, nhưng sau khoảng 6 – 24 giờ, các triệu chứng lại xuất hiện trở lại với các bệnh đông máu và trụy tim mạch. Một số biểu hiện như: sốt cao, giảm glucose huyết, nhiễm độc gan, suy thận, cơn co giật và hôn mê.
Điều trị: trước tiên rửa dạ dày ngay bằng sữa (hoặc dung dịch carbonat). Sau đó bơm dung dịch deferoxamin. Nếu cần nâng cao huyết áp nên dùng dopamin. Thẩm phân nếu có suy thận. Điều chỉnh cân bằng acid base và điện giải, đồng thời bù nước.

Chống chỉ định:

Tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc. U ác tính hoặc nghi ngờ u ác tính.

Cơ thể thừa sắt: bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan máu.

Tương tác thuốc:

Thận trọng khi phối hợp với các thuốc: quinolon, penicillamine, tetracyclin, methyldopa, các hormon tuyến giáp, các thuốc kháng acid như: calci carbonat, natri carbonat, magnesi trisilicat.

Tác dụng phụ:

Một số phản ứng phụ ở đường tiêu hóa như: đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng:

THẬN TRỌNG: Dùng lượng trà lớn sẽ ức chế sự hấp thu Sắt.

Thông tin thành phần Folic acid

Dược lực:

Acid folic là vitamin thuộc nhóm B ( vitamin B9 ).
Dược động học :

– Hấp thu: Acid folic trong tự nhiêm tồn tại dưới dạng polyglutamat vào cơ thể được thuỷ phân nhờ carboxypeptidase, bị khử nhờ DHF reductase ở niêm mạc ruột và methyl hoá tạo MDHF, chất này được hấp thu vào máu.
– Phân bố: Thuốc phân bố nhanh vào các mô trong cơ thể vào được dịch não tuỷ, nhau thai và sữa mẹ. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và tập trung tích cực trong dịch não tuỷ.
– Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng :

Trong cơ thể, Acid folic được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hoá trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường, thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.
Chuyển serin thành glycin với sự tham gia của vitamin B9.
Chuyển deoxyuridylat thành thymidylat để tạo ADN-thymin.
Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.
Chỉ định :

Ðiều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic (không do chất ức chế, dihydrofolat reductase).

Thiếu acid folic trong chế độ ăn, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic (kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài), bổ sung acid folic cho người mang thai (đặc biệt nếu đang được điều trị sốt rét hay lao).

Bổ sung acid folic cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat. 
Bổ sung cho người bệnh đang điều trị động kinh bằng các thuốc như hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lên.
Liều lượng – cách dùng:

Ðiều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:
Khởi đầu: Uống 5 mg mỗi ngày, trong 4 tháng; trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 15 mg mỗi ngày.
Duy trì: 5 mg, cứ 1 – 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh.
Trẻ em đưới 1 tuổi: 500 microgam/kg mỗi ngày;
Trẻ em trên 1 tuổi, như liều người lớn.
Ðể đảm bảo sức khỏe của người mẹ và thai, tất cả phụ nữ mang thai nên được ăn uống đầy đủ hay uống thêm acid folic nhằm duy trì nồng độ bình thường trong thai. Liều trung bình là 200 – 400 microgam mỗi ngày.
Những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trước mà thai nhi bị bất thường ống tủy sống, thì có nguy cơ cao mắc lại tương tự ở lần mang thai sau. Những phụ nữ này nên dùng 4 – 5 mg acid folic mỗi ngày bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Chống chỉ định :

Thiếu máu tán huyết, đa hồng cầu.
Tác dụng phụ

Nói chung acid folic dung nạp tốt.

Hiếm gặp:

Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.

Thông tin thành phần Cyanocobalamin

Dược lực:

Cyanocobalamin là một trong 2 dạng của vitamin B12 đều có tác dụng tạo máu.

Dược động học :

– Hấp thu: Sau khi uống Cyanocobalamin được hấp thu qua ruột, chủ yếu ở hồi tràng theo 2 cơ chế: cơ chế thụ động khi liều lượng dùng nhiều, và cơ chế tích cực, cho phép hấp thu những liều lượng sinh lý, nhưng cần phải có yếu tố nội tại là glycoprotein do tế bào thành niên mạc dạ dày tiết ra. Mức độ hấp thu khoảng 1% không phụ thuộc vào liều và do đó ngày uống 1 mg sẽ thoả mãn nhu cầu hàng ngày và đủ để điều trị tất cả dạng thiếu vitamin B12.

– Phân bố: Sau khi hấp thu, vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và được loại nhanh khỏi huyết tương để phân bố ưu tiên vào nhu mô gan. Gan chính là kho dự trữ vitamin B12 cho các mô khác.

– Thải trừ: khoảng 3 mcg cobalamin thải trừ vào mật mỗi ngày, trong đó khoảng 50-60% là các dẫn chất của cobalamin không tái hấp thu lại được.

Tác dụng :

Trong cơ thể người, các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là methylcobalamin và 5-deoxyadenosylcobalamin rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng. Methylcobalamin rất cần để tạo methionin và dẫn chất là S-adenosylcobalamin từ homocystein.

Ngoài ra, khi nồng độ vitamin B12 không đủ sẽ gây ra suy giảm chức năng của một số dạng acid folic cần thiết khác ở trong tế bào. Bất thường huyết học ở các người bệnh thiếu vitamin B12 là do quá trình này. 5-deoxyadenosylcobalamin rất cần cho sự đồng hoá, chuyển L-methylmalonyl CoA thành succinyl CoA. Vitamin B12 rất cần thiết cho tất cả các mô tạo máu, ruột non, tử cung. Thiếu vitamin B12 cũng gây huỷ myelin sợi thần kinh.

Chỉ định :

Liệu pháp điều trị vitamin, làm liền sẹo; dùng trong: viêm giác mạc, giúp liền sẹo sau ghép giác mạc, tổn thương & bỏng giác mạc, loét giác mạc do chấn thương.

Liều lượng – cách dùng:

Thuốc nhỏ mắt:
Nhỏ 3-4 giọt/ngày.
Chống chỉ định :

Quá mẫn với thành phần thuốc. Người mang kính sát tròng.
Tác dụng phụ

Có thể có rát tại chỗ hay phản ứng quá mẫn.

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Cadiferon tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *