Fluoxetin thuốc chống trầm cảm: Công dụng & liều dùng | Tracuuthuoctay

Spread the love

Tracuuthuoctay chia sẻ bài viết Fluoxetin thuốc Chống trầm cảm là gì? giá thuốc bao nhiêu? chỉ định, cách sử dụng, tác dụng phụ thuốc Fluoxetin. Bệnh trầm cảm, hội chứng hoảng sợ, chứng ăn vô độ, rối loạn xung lực cưỡng bức – ám ảnh.

Fluoxetin là thuốc gì?

Thuốc Fluoxetin là một thuốc chống trầm cảm hai vòng có tác dụng ức chế chọn lọc tái thu nhập serotonin của các tế bào thần kinh.

Thành phần Fluoxetin

Fluoxetine hydrochloride

Hàm lượng: 20mg

Thông tin thuốc Fluoxetin

  • Tên chung quốc tế: Fluoxetine.
  • Mã ATC: N06A B03.
  • Loại thuốc: Chống trầm cảm.
  • Dạng thuốc và hàm lượng
  • Nang: 10 mg, 20 mg fluoxetin (ở dạng fluoxetin hydroclorid).
  • Dung dịch uống: 20 mg fluoxetin (ở dạng fluoxetin hydroclorid) trong 5 ml.

Chỉ định sử dụng Fluoxetin

Thuốc được dùng trên những bệnh nhân trong các trường hợp:

  • Mắc bệnh trầm cảm
  • Hội chứng hoảng sợ
  • Chứng ăn vô độ
  • Rối loạn xung lực cưỡng bức – ám ảnh.

Chống chỉ định sử dụng Fluoxetin

Quá mẫn với fluoxetin. Người suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút).

Người bệnh đang dùng các thuốc ức chế MAO (dùng hai loại thuốc này phải cách nhau ít nhất 5 tuần). Người có tiền sử động kinh.

Cơ chế hoạt động của thuốc Fluoxetin

Chuyển hóa thành norfluoxetine, fluoxetine là một chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), nó ngăn chặn sự tái hấp thu serotonin tại bơm tái hấp thu serotonin của màng tế bào thần kinh 5HT 1A. 

SSRIs liên kết với ái lực với các thụ thể histamine, acetylcholine và norepinephrine ít hơn đáng kể so với các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Liều dùng Fluoxetin

Ðiều trị trầm cảm: Liều bắt đầu thường dùng là 20 mg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng. Một số người bệnh có thể dùng liều thấp hơn (nghĩa là 5 mg/ngày hoặc 20 mg cách 2 hoặc 3 ngày/1 lần). 

Liều duy trì được thay đổi theo đáp ứng lâm sàng của mỗi người. Thông thường sau một vài tuần mới đạt được hiệu quả điều trị đầy đủ, do vậy không nên tăng liều thường xuyên.

Ðiều trị hội chứng xung lực cưỡng bức ám ảnh: Liều bắt đầu 20 mg/ngày như trên. Phải mất vài tuần mới đạt được đáp ứng đầy đủ điều trị. Liều trên 20 mg phải chia làm 2 lần, sáng và chiều. 

Một số trường hợp có thể phải cần liều cao tới 80 mg/ngày, nhưng điều quan trọng là phải biết rằng bao giờ cũng phải cần vài tuần (4 – 6 tuần) để đạt được kết quả về điều trị với 1 liều đã cho. Với người cao tuổi và người suy gan, cần giảm liều ban đầu và giảm tốc độ tăng liều.

Có nguy cơ tích lũy fluoxetin và chất chuyển hóa ở người bệnh giảm chức năng thận, do vậy, cần cân nhắc điều chỉnh liều cho người bệnh suy thận. An toàn và hiệu quả với trẻ em (< 18 tuổi) chưa được xác định. Người cao tuổi thường bắt đầu 10 mg (base) mỗi ngày và không được vượt quá 60 mg (base) 1 ngày.

Công dụng của thuốc Fluoxetin

Thuốc fluoxetine được sử dụng để điều trị trầm cảm, hoảng loạn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một số rối loạn ăn uống (ăn vô độ), và một dạng nặng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Fluoxetine có thể cải thiện tâm trạng, giấc ngủ, ăn không ngon, tăng năng lượng và có thể giúp khôi phục các mối quan tâm của bạn trong cuộc sống hàng ngày. Fluoxetine có thể làm giảm sự sợ hãi, lo lắng, suy nghĩ bất chợt và hoảng loạn. Fluoxetine có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như khó chịu, tăng sự thèm ăn và trầm cảm.

Fluoxetine cũng được sử dụng để điều trị một số rối loạn ăn uống khác, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, và một số rối loạn hệ thần kinh/giấc ngủ. Thuốc này cũng có thể được sử dụng để điều trị các cơn nóng bừng xảy ra ở thời kỳ mãn kinh.

Cách dùng Fluoxetin

Nên dùng Fluoxetin như thế nào?

Bạn nên dùng thuốc này bằng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường mỗi ngày một lần vào buổi sáng. Nếu bạn đang uống thuốc này hai lần một ngày, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn dùng thuốc vào buổi sáng và buổi trưa.

Nếu bạn đang dùng fluoxetin điều trị các vấn đề tiền kinh nguyệt, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn dùng thuốc mỗi ngày trong tháng, hoặc chỉ trong 2 tuần trước những ngày đầu tiên của kỳ kinh của bạn. Bạn nên đánh dấu lịch dùng thuốc và kinh nguyệt của bạn để tránh quên liều dùng.

Nếu bạn đang sử dụng dung dịch thuốc uống, hãy đo liều cẩn thận và sử dụng một thiết bị đo/thìa đặc biệt. Không sử dụng muỗng ăn bởi vì bạn có thể không đo được liều lượng chính xác.

Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Quá liều có thể gây buồn nôn, nôn, đau dạ dày, tiêu chảy , nổi mẩn da , buồn ngủ, tăng động và đi tiểu giảm.

Nên làm gì nếu quên một liều?

Dùng thuốc càng sớm càng tốt, nhưng bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo. Không dùng hai liều cùng một lúc.

Tác dụng phụ của thuốc Fluoxetin

Khi bắt đầu điều trị, tình trạng bồn chồn, lo lắng hoặc khó ngủ có thể bị tăng lên (10 – 20% số ca điều trị). Phản ứng buồn nôn lúc đầu và phụ thuộc vào liều cũng có thể xảy ra tới 10%.

Thường gặp, ADR > 1/100:

  • Toàn thân: Mệt mỏi, chóng mặt, ra mồ hôi.
  • TKTW: Liệt dương, không có khả năng xuất tinh, giảm tình dục. Tiêu hóa: Buồn nôn, ỉa chảy, chán ăn.
  • Da: Phát ban da, ngứa. Thần kinh: Run.
  • Tâm thần: Tình trạng bồn chồn, mất ngủ, lo sợ.

ÍT gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:

  • Toàn thân: Ðau đầu.
  • Tiêu hóa: Nôn, rối loạn tiêu hóa, khô miệng.
  • Da: Mày đay.
  • Hô hấp: Co thắt phế quản/phản ứng giống hen.
  • Tiết niệu: Bí tiểu tiện.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000:

  • Toàn thân: Ngất, bệnh huyết thanh.
  • Tuần hoàn: Loạn nhịp tim, mạch nhanh, viêm mạch.
  • TKTW: Phản ứng ngoại tháp, rối loạn vận động, hội chứng Parkinson, dị cảm, động kinh, hội chứng serotonin.
  • Nội tiết: Giảm hoặc tăng năng tuyến giáp, tăng prolactin huyết, chứng to vú đàn ông, chứng tiết nhiều sữa.
  • Da: Dát sần, chứng mụn mủ, phát ban da, luput ban đỏ.
  • Gan: Viêm gan, vàng da ứ mật.
  • Hô hấp: Xơ hóa phổi, phù thanh quản.
  • Chuyển hóa: Giảm natri huyết.

Tương tác Fluoxetin

Fluoxetin có thể tương tác với những thuốc nào?

  • Dùng thuốc này chung với những thuốc gây ngủ khác có thể làm tăng tác dụng gây ngủ của thuốc.
  • Những tương tác thuốc sau được lựa chọn dựa trên mức độ thường gặp, và không bao gồm tất cả.
  • Bất kỳ thuốc chống trầm cảm khác.
  • St. John’sWort.
  • Tramadol.
  • Tryptophan (đôi khi được gọi là L-tryptophan).
  • Thuốc chống đông máu – warfarin, coumadin, jantoven.
  • Thuốc trị các rối loạn tâm trạng, rối loạn suy nghĩ, hoặc bị bệnh tâm thần – amitriptyline, desipramine, lithium, nortriptyline.
  • Thuốc trị đau nửa đầu: rizatriptan, sumatriptan, zolmitriptan.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện – fentanyl, tramadol. 

Fluoxetin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng khi dùng thuốc Fluoxetin

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Rối loạn lưỡng cực (rối loạn tâm trạng với hưng cảm và trầm cảm), hoặc có nguy cơ mắc bệnh.
  • Vấn đề về chảy máu.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Tăng nhãn áp.
  • Hạ natri máu.
  • Có tiền sử mắc bệnh điên.
  • Có tiền sử bị động kinh – Sử dụng thuốc thận trọng, có thể làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.
  • Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, gần đây hoặc có tiền sử.
  • Suy tim.
  • Vấn đề về nhịp tim, (ví dụ như kéo dài khoảng QT) hoặc có tiền sử mắc bệnh.
  • Hạ kali máu.
  • Hạ magne huyết – có thể làm tác dụng phụ trở nên trầm trọng hơn.
  • Bệnh gan – sử dụng thận trọng, tác dụng phụ có thể tăng lên do chậm đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng Fluoxetin

Tránh dùng thuốc đồng thời với các chất ức chế monoamin oxydase (MAO). Chỉ nên bắt đầu dùng các thuốc ức chế MAO khi fluoxetin đã được thải trừ hoàn toàn (ít nhất 5 tuần). Cần thận trọng giảm liều cho người bệnh có bệnh gan hoặc giảm chức năng gan.

Thuốc có thể gây buồn ngủ, giảm khả năng suy xét, phán đoán, suy nghĩ hoặc khả năng vận động, nên phải thận trọng khi lái xe, vận hành máy hoặc những công việc cần tỉnh táo.

Thuốc có thể gây chóng mặt hoặc nhức đầu, nên không đứng dậy đột ngột khi đang ở tư thế nằm hoặc ngồi.

Thận trọng với người bệnh có tiền sử bệnh động kinh, do fluoxetin có thể hạ thấp ngưỡng gây cơn động kinh.

Thời kỳ mang thai

Tính an toàn của fluoxetin đối với người mang thai chưa được xác định; phải tránh dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai, trừ khi không có thuốc nào khác an toàn hơn.

Thời kỳ cho con bú

Fluoxetin phân bố vào sữa mẹ, do vậy có thể ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Không nên dùng fluoxetin cho bà mẹ đang cho con bú hoặc không nên cho con bú khi đang dùng thuốc.

Tham khảo hình ảnh dòng thuốc Fluoxetin thuốc chống trầm cảm

FLUOXETIN-THUOC Chong-tram-cam
Ảnh thuốc Fluoxetin
FLUOXETIN-THUOC Chong-tram-cam-1
Ảnh thuốc Fluoxetin (1)

Chú ý: Thông tin bài viết trên đây về thuốc Fluoxetin liên quan đến tác dụng của thuốc và cách sử dụng với mục đích chia sẻ kiến thức, giới thiệu các thông tin về thuốc để cán bộ y tế và bệnh nhân tham khảo. Tùy vào từng trường hợp và cơ địa sẽ có toa thuốc và cách điều trị riêng. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sĩ chuyên môn.

Nguồn bài viết: tracuuthuoctay


Câu hỏi thường gặp khi dùng Fluoxetin

Giá bán thuốc Fluoxetin bao nhiêu?

Fluoxetine 20mg Teva USA có giá khoảng: 2.000.000 vnđ (1 viên: 2.000 đồng)/Chai 1000 viên Caps

Mua Fluoxetin ở đâu?

Thuốc Zyrtec hiện được bán tại rất nhiều các nhà thuốc, hiệu thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc.

 Dược lực học của thuốc Fluoxetin như thế nào?

Fluoxetine là thuốc chống trầm cảm hai vòng có tác dụng ức chế chọn lọc tái thu nhập serotonin của các tế bào thần kinh.

Dược động học của thuốc như thế nào?

Fluoxetin được hấp thu tốt ở đường tiêu hóa sau khi uống. Sinh khả dụng đường uống ước khoảng 95%. Thuốc liên kết cao với protein huyết tương, xấp xỉ 95%. Thể tích phân bố ước khoảng 35 lít/kg. 

Ðộ thanh thải ở khoảng 0,58 lít/giờ/kg và giảm khi dùng các liều nhắc lại. Phần lớn fluoxetin (> 90%) bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa không có tác dụng. 

Nửa đời của fluoxetin, sau khi dùng liều duy nhất, khoảng từ 1 – 3 ngày, nhưng sau khi dùng liều nhắc lại, tốc độ thải trừ giảm đi, nửa đời tăng lên khoảng 7 – 15 ngày. Không thấy nửa đời thay đổi đáng kể ở người cao tuổi hoặc người bệnh giảm chức năng thận khi dùng fluoxetin liều duy nhất. 

Tuy vậy, vì thuốc có nửa đời tương đối dài và biến đổi không tuyến tính sau khi dùng nhiều liều, nghiên cứu liều duy nhất không đủ để loại khả năng dược động bị biến đổi ở người cao tuổi hoặc người giảm chức năng thận. Người xơ gan do rượu có nửa đời dài hơn, gần gấp đôi ở người bình thường.

Nửa đời thải trừ của thuốc bị thay đổi như vậy có thể do thuốc ức chế enzym chuyển hóa trong gan. Cơ chế thay đổi nửa đời thải trừ của thuốc khi dùng liều nhắc lại là do fluoxetin ức chế enzym gan cytochrom P450 2D6. 

Ðiều này đặc biệt quan trọng với những người bệnh có lượng enzym gan rất thấp, và biểu hiện này có tính di truyền. Những người bệnh thiếu enzym CYP 2D6 thường có nửa đời thải trừ và diện tích dưới đường cong nồng độ thuốc/ máu – thời gian (AUC) tăng gấp 3 lần so với người bình thường.

Nguồn Tham Khảo

    Đánh giá post
    Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *