Thuốc Vacometa tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Vacometa điều trị bệnh gì?. Vacometa công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Vacometa giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Vacometa

Vacometa
Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
Dạng bào chế:Thuốc cốm
Đóng gói:Hộp 10 gói, 20 gói, 30 gói, 50 gói, 100 gói, 200 gói x 3,7g

Thành phần:

Diosmectit 3g
SĐK:VD-32092-19
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược Vacopharm – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần dược Vacopharm
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Điều trị các triệu chứng đau của viêm thực quản, dạ dày và ruột.
Hỗ trợ biện pháp bù dịch điện giải trong tiêu chảy cấp và mạn tính, đặc biệt ở trẻ em.
TÍNH CHẤT: 
Diosmectite là một loại nhôm magnesi silicat thiên nhiên. Với cấu trúc tinh thể dyscoido từng lớp có độ nhầy cao và khả năng bám hút cao, có các tác dụng sau:
– Bảo vệ niêm mạc tiêu hóa do phủ lên bề mặt chúng một lớp màng đồng nhất.
– Diosmectite liên kết nhiều hóa trị với glycoprotein của màng nhầy ruột, nên làm tăng khả năng đề kháng của lớp dịch nhầy đối với các tác nhân kích thích niêm mạc ruột như: acid hydrocloric, các muối acid mật và các tác nhân kích thích khác.
– Hấp phụ độc tố, virus, vi khuẩn, dịch, khí, do đó, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy; viêm thực quản, dạ dày và ruột.
– Cầm máu tại chỗ nên chống xuất huyết khi ruột bị kích thích.

Liều lượng – Cách dùng

Trẻ em:
Có thể pha thuốc trong bình với 50 ml nước, chia ra uống trong ngày hoặc trộn đều vào thức ăn sệt: Nước canh, nước rau quả, thức ăn nghiền, thức ăn cho trẻ em…
Trẻ em dưới 1 tuổi: uống ½ gói x 2 lần/ ngày.
Trẻ em từ 1 – 2 tuổi: uống ½ gói x 3 lần/ ngày
Trẻ em trên 2 tuổi: uống 1 gói x 2 lần/ ngày.
 
Người lớn:
Pha thuốc trong nửa ly nước rồi uống.
1 gói/lần x 3 lần/ngày.
Liều hằng ngày có thể tăng gấp đôi khi bắt đầu điều trị trong trường hợp bị tiêu chảy cấp tính.
Trong trường hợp tiêu chảy cấp tính, liều dùng hàng ngày có thể tăng gấp đôi khi khởi đầu điều trị.
Nên sử dụng thuốc: – sau bữa ăn đối với trường hợp viêm thực quản.
                                     – xa bữa ăn trong các trường hợp khác.

Chống chỉ định:

Bệnh nhân nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Trẻ em tiêu chảy cấp mất nước và điện giải nặng.

Tác dụng phụ:

Táo bón hoặc tình trạng táo bón nặng hơn rất hiếm khi xảy ra. Có thể tiếp tục điều trị bằng cách giảm liều.

Chú ý đề phòng:

Khi có sốt, không dùng thuốc quá 2 ngày.

Bệnh nhân bị viêm thực quản nên uống thuốc sau bữa ăn.

Diosmectit không điều trị mất nước. Luôn tiến hành các biện pháp bù nước thích hợp khi bị mất nước. Lượng nước cần bù và cách bù nước bằng đường uống hay tiêm truyền tĩnh mạch tùy thuộc vào mức độ tiêu chảy, tuổi và tình trạng bệnh nhân.

Không có dữ liệu liên quan đến sử dụng diosmectit cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Chưa rõ.

Thông tin thành phần Diosmectit

Chỉ định :

Điều trị triệu chứng đau của viêm thực quản – dạ dày – tá tràng và đại tràng.

Ỉa chảy cấp và mãn tính sau khi đã bồi phụ đủ nước và điện giải mà còn ỉa chảy kéo dài. Theo Tổ chức Y tế thế giới, diosmectit không có một vị trí nào trong điều trị ỉa chảy cấp ở trẻ em và không nên dùng.
Liều lượng – cách dùng:

Liều lượng và cách dùng:

– Trẻ em:

+ Dưới 1 tuổi 1 ngày 1 gói chia 2 – 3 lần.

+ Từ 1 – 2 tuổi ngày 1 – 2 gói chia 2 – 3 lần.

+ Trên 2 tuổi ngày 2 – 3 gói chia 2 – 3 lần.

Hòa mỗi gói thuốc với khoảng 50ml nước, trước mỗi lần dùng thuốc cần lắc hoặc khuấy đều. Có thể thay nước bằng dịch thức ăn như chanh, nước rau, hoặc trộn kỹ với thức ăn nửa lỏng như món nghiền rau – quả.

-Người lớn:

Mỗi lần 1 gói, hòa vào nửa cốc nước ấm, khuấy đều rồi uống ngày 3 lần.

Trường hợp tiêu chảy cấp, liều khởi đầu có thể gấp 2 lần.

Uống sau bữa ăn với người bệnh viêm thực quản.

Uống xa bữa ăn với các chỉ định khác.

Riêng viêm loét trực tràng dùng cách thụt.

Thụt trực tràng:

Mỗi lần1 – 3 gói hòa với 50 – 100ml nước ấm, rồi thụt ngày 1 – 3 lần.

Chống chỉ định :

Không dùng chữa ỉa chảy cấp mất nước và điện giải nặng cho trẻ em.
Tác dụng phụ

Rất hiếm trường hợp diosmectit gây táo bón hoặc làm nặng thêm mức độ táo bón đã có trước khi dùng thuốc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Cần giảm liều khi bị táo bón.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Vacometa tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *