Thuốc Pancal tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Pancal điều trị bệnh gì?. Pancal công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Pancal giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Pancal

Pancal
Nhóm thuốc: Khoáng chất và Vitamin
Dạng bào chế:Dung dịch uống
Đóng gói:Hộp 10 ống, 20 ống x 10ml; Hộp 1 chai 60ml, 100ml

Thành phần:

Mỗi 10ml chứa: Calci lactat pentahydrat (tương đương 64,87mg Ca) 500mg
SĐK:VD-31499-19
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược Apimed – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần dược Apimed
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Tăng nhu cầu về calcium như phụ nữ có thai và cho con bú, trong giai đoạn tăng trưởng nhanh (thiếu niên, tuổi dậy thì). Chứng loãng xương ở người lớn tuổi, hay điều trị bằng corticoid, còi xương, sau mãn kinh.
Điều trị tình trạng thiếu calcium.

Liều lượng – Cách dùng

Liều lượng muối calci được qui đổi về calci nguyên tố như sau:
7, 7g calci lactatpentahydrat tương ứng với 1 g calci nguyên tố.
Hay 10ml chế phấm (500mg calci lactatpentahydrat tương ứng với 65mg calci nguyên tố.
Liều bổ sung dự phòng thiếu calci:
Sử dụng thuốc ờ dạng bổ sung calci, liều căn cứ như câu hàng ngày và tình trạng lâm sàng và/hoặc nồng độ calci trong máu. Theo Dược thư Việt Nam 2015:
Tuổi Calci nguyên tố (mg/ngày)
0-6 tháng 300 ( nuôi bằng sữa mẹ) ; 400 ( nuôi bộ)
7- 11 tháng 400
1-3 tuổi 500
4-6 tuổi 600
7-9 tuổi 700
10-18 tuổi 1300
19-65 tuổi (nam) 1000
> 65 tuổi (nam) 1300
19-50 tuổi (nữ) 1000
51-65 tuổi (nữ) 1300
> 65 tuổi (nữ) 1300
Phụ nữ có thai 1200
Phụ nữ cho con bú 1000
Liều điều trị
Người lớn:
Liều trung bình dự phòng hạ calci máu: 1 g calci nguyên tố/ngày
Liều thường dùng điều trị thiếu calci máu: 1- 2g calci nguyên tố/ngày hay cao hơn.
Dự phòng loãng xương cho phụ nữ, liều khuyên dùng: 1 — 1, 5 g calci nguyên tố/ngày.
Giảm nguy cơ loăng xương do dùng glucocorticoid dài ngày, liều khuyên dùng: 1 ,5g calci
nguyên tố/ngày.
Trẻ em:
Liều calci bổ sung hàng ngày thường dùng: 45-65mg calci nguyên tố/1kg.
Trẻ sơ sinh hạ calci máu: liều dùng 50-150mg calci nguyên tố /kg/ngày và không được vượt quá 1g calci nguyên tố/ngày
Cách dùng:

Liều dùng hàng ngày nên được chia 3-4 lần dùng, uống sau khi ăn 1-1,5 giờ
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Sử dụng liều cao có thể có các triệu chứng của tình trạng tăng calcium huyết và tăng calcium niệu bao gồm biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, táo bón, đau bụng, khô miệng, khát nước và đa niệu.
Xử trí khi bị quá liều:
+ Cần bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch trong giai đoạn đầu.
+ Dùng furosemide hoặc các thuốc lợi tiểu khác để tăng thải trừ calcium (tránh dùng thuốc lợi tiểu loại thiazide do làm tăng sự tái hấp thu calcium ở thận).
+ Thẩm phân máu.
+ Kiểm tra cẩn thận nồng độ các chất điện giải cần thiết trong huyết thanh trong suốt thời gian điều trị.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.

Bệnh thận nặng, tăng calcium huyết, u ác tính phá hủy xương, tăng calcium niệu, loãng xương do bất động.

Người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).

Tương tác thuốc:

Dùng đồng thời với vitamin D và các dẫn chất sẽ làm tăng hấp thu calcium.

Không dùng calcium trong vòng 3 giờ trước hoặc sau khi uống tetracycline, fluor, biphosphonate, quinolone do có thể tạo phức khó tan không hấp thu được.

Calcium làm tăng độc tính đối với tim của các glycoside digitalis vì tăng nồng độ calcium huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ – K+ – ATPase của glycoside tim.

Glucocorticoid làm giảm hấp thu calcium qua đường tiêu hóa.

Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide giảm calcium niệu nên có nguy cơ làm tăng nồng độ calcium huyết.

Tác dụng phụ:

Rối loạn tiêu hóa (táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn).

Dùng liều cao làm thay đổi calcium huyết, calci niệu, gây nổi mụn trên da diện rộng, nổi mề đay, mẩn ngứa.

Chú ý đề phòng:

Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận hoặc sỏi thận, bệnh tim hay sarcoidose.

Không nên dùng thuốc để điều trị trong thời gian kéo dài.

Tăng calcium huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calcium huyết. Nếu cần thiết thì phải giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc.

Tránh dùng ở những bệnh nhân bị sỏi thận calcium, hoặc có tiền sử sỏi thận. Bệnh nhân có nguy cơ sỏi thận cần phải uống nhiều nước.

Ngoại trừ những chỉ định thật cụ thể, tránh dùng vitamin D liều cao trong khi đang điều trị bằng calcium.

Thông tin thành phần Calcium lactate Pentahydrate

Dược lực:

Muối calci được dùng để điều trị hay phòng ngừa thiếu calci. Calci được biết đến như một tác nhân quan trọng trong phòng ngừa loãng xương, đặc biệt là với phụ nữ sau khi mãn kinh. Calci là nguyên tố đa lượng nhiều thứ 5 trong cơ thể. Calci là kim loại hóa trị 2 cần thiết trong việc duy trì hệ thần kinh, hệ cơ – xương, màng tế bào và tính thấm mao mạch. Vai trò của calci trong cấu trúc xương và co cơ đã được biết đến, tuy nhiên calci cũng có vai trò quan trọng trong sự đông máu, dẫn truyền thần kinh và điện tim.   
Dược động học :

Hấp thu: Calci hấp thu chủ động ở tá tràng và đoạn đầu gần của hỗng tràng, hấp thu ít hơn ở đoạn xa của ruột non. Mức độ hấp thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, calci không bao giờ được hấp thu hoàn toàn ở dạ dày. Để hấp thu xảy ra, calci phải ở dạng hòa tan hay dạng ion hóa. Khả năng hấp thu calci ở dạ dày có thể tăng khi sự dung nạp calci giảm, trong quá trình mang thai và cho con bú khi nhu cầu calci cao hơn bình thường.

Phân bố: Sau khi hấp thu, calci sẽ vào dịch ngoại bào trước, sau đó sẽ kết hợp nhanh chóng vào mô xương. Tuy nhiên, sự hình thành xương không được kích thích bằng điều trị calci. Xương chứa 99% calci trong cơ thể, 1% lượng còn lại phân phối đồng thời giữa dịch nội bào và dịch ngoại bào.

Tổng nồng độ calci bình thường trong máu khoảng 9-10,4 mg/dL (4,5 – 5,2 mEq/L), nhưng chỉ có calci dạng ion mới có tác dụng sinh lý.

Nồng độ calci trong dịch não tủy chiếm khoảng 50% nồng độ calci trong máu và có khuynh hướng phản ánh nồng độ ion calci trong máu. Calci qua được nhau thai và đạt nồng độ trong bào thai cao hơn trong máu của người mẹ. Calci phân bố vào sữa mẹ.

Thải trừ: Calci được thải trừ chủ yếu qua phân, gồm cả calci không hấp thu và tiết qua mật và dịch tụy vào trong lòng của đường tiêu hóa. Phần lớn calci được lọc qua tiểu cầu thận và được tái hấp thu tại nhánh lên quai Henle, ống lượn gần và ống lượn xa. Chỉ một lượng nhỏ cation được bài tiết qua nước tiểu. Hormon tuyến cận giáp, vitamin D và thuốc lợi tiểu nhóm thiazid làm giảm bài tiết calci qua nước tiểu, trong khi thuốc lợi tiểu nhóm khác, calcitonin và hormon tăng trưởng làm tăng sự thải trừ cation qua thận. Sự thải trừ calci giảm khi giảm calci dạng ion trong máu nhưng tăng tương ứng khi ion calci tăng trong huyết tương. Đối với người lớn có chế độ ăn điều độ, sự thải trừ calci có thể cao khoảng 250 – 300mg mỗi ngày. Với chế độ ăn ít calci, sự thải trừ thường không vượt quá 150mg mỗi ngày. Sự thải trừ calci giảm trong suốt quá trình mang thai và giai đoạn đầu của suy thận. Calci cũng được thải trừ qua tuyến mồ hôi.

Chỉ định :

Tăng nhu cầu về calcium như phụ nữ có thai và cho con bú, trong giai đoạn tăng trưởng nhanh (thiếu niên, tuổi dậy thì). Chứng loãng xương ở người lớn tuổi, hay điều trị bằng corticoid, còi xương, sau mãn kinh.
Điều trị tình trạng thiếu calcium.
Liều lượng – cách dùng:

Người lớn & trẻ trên 10 tuổi: 2-3 viên (300mg) / ngày.
Trẻ từ 6-10 tuổi: 1 -2 viên (300mg)/ ngày.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Sử dụng liều cao có thể có các triệu chứng của tình trạng tăng calcium huyết và tăng calcium niệu bao gồm biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, táo bón, đau bụng, khô miệng, khát nước và đa niệu.
Xử trí khi bị quá liều:
+ Cần bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch trong giai đoạn đầu.
+ Dùng furosemide hoặc các thuốc lợi tiểu khác để tăng thải trừ calcium (tránh dùng thuốc lợi tiểu loại thiazide do làm tăng sự tái hấp thu calcium ở thận).
+ Thẩm phân máu.
+ Kiểm tra cẩn thận nồng độ các chất điện giải cần thiết trong huyết thanh trong suốt thời gian điều trị.
Chống chỉ định :

Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.

Bệnh thận nặng, tăng calcium huyết, u ác tính phá hủy xương, tăng calcium niệu, loãng xương do bất động.

Người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).
Tác dụng phụ

Rối loạn tiêu hóa (táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn).

Dùng liều cao làm thay đổi calcium huyết, calci niệu, gây nổi mụn trên da diện rộng, nổi mề đay, mẩn ngứa.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Pancal tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *