Thuốc OKOCHI tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc OKOCHI điều trị bệnh gì?. OKOCHI công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc OKOCHI giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

OKOCHI

OKOCHI
Nhóm thuốc: Khoáng chất và Vitamin
Dạng bào chế:Viên nén
Đóng gói:Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thành phần:

Calci carbonat tương đương Calci nguyên tố 400 mg;Magnesi hydroxyd tương đương Magnesi nguyên tố 150 mg; Kẽm sulphat monohydrat tương đương Kẽm nguyên tố 5 mg;Colecalciferol (Vitamin D3) 100 UI
SĐK:VD-16721-12
Nhà sản xuất: Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM) – VIỆT NAM
Nhà đăng ký:
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Bổ sung calci, magnesi, kẽm và vitamin D3 trong chế độ ăn, ở những tình trạng thiếu hụt khoáng chất.
Đặc biệt khuyến cáo trong các tình trạng thiếu hụt calci, magnesi, kẽm và vitamin D3 sau:
·    Trong thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh.
·    Trẻ đang lớn.
·    Phụ nữ mang thai và cho con bú.
·    Người lớn tuổi.
Đặc tính dược lý:
Calci: Calci dạng uống được dùng điều trị hạ calci huyết mạn và thiếu calci.
Magnesi: magnesi là nguyên tố vi lượng quan trọng đối với sức khỏe, cùng với calci, magnesi cùng hoạt động trong nhiều chức năng cơ thể. Nếu không đủ magnesi, calci sẽ không được bổ sung vào xương.
Kẽm: Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu của cơ thể có trong nhiều hệ enzym. Sự thiếu hụt kẽm trầm trọng có thể gây tổn thương da, tiêu chảy, tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm phát triển ở trẻ em. Triệu chứng thiếu hụt kẽm bao gồm mất cảm nhận vị giác và khứu giác, chậm lành vết thương.
Vitamin D3:
– Tham gia vào quá trình tạo xương: vitamin D3 có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng trên chuyển hoá các chất vô cơ mà chủ yếu là calci và phosphat. Vitamin D3 làm tăng hấp thu calci và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu calci ở ống lượn gần, tham gia vào quá trình calci hoá sụn tăng trưởng. Vì vậy vitamin D3 rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.

Liều lượng – Cách dùng

2 viên mỗi ngày (hoặc 1 viên x 2 lần mỗi ngày), dùng trước bữa ăn.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ:
Chưa ghi nhận trường hợp quá liều.
Nồng độ calci máu vượt quá 2,6 mmol/ lít (10,5 mg/ 100 ml) được coi là tăng calci huyết. Ngừng sử dụng calci sẽ có thể giải quyết được tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và có chức năng thận bình thường.
Khi nồng độ calci huyết vượt quá 2,9 mmol/ lít (12 mg/ 100 ml) phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau đây:
Bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%. Cho lợi tiểu cưỡng bức bằng furosemid hoặc acid ethacrynic để tăng thải trừ nhanh calci và natri khi đã dùng quá nhiều dung dịch natri clorid 0,9%.
Theo dõi nồng độ kali và magnesi trong máu và thay thế máu sớm để đề phòng biến chứng trong điều trị.
Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn β-adrenergic để phòng loạn nhịp tim nặng.
Có thể thẩm phân máu, có thể dùng calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị.
Xác định nồng độ calci máu theo từng khoảng thời gian nhất định một cách đều đặn để có định hướng cho điều trị.

Chống chỉ định:

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liên quan đến calci carbonat: Rung thất trong hồi sức tim; bệnh tim và bệnh thận; tăng calci huyết; u ác tính phá hủy xương; calci niệu nặng và loãng xương do bất động; người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).

Tương tác thuốc:

– Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm, và những chất khoáng thiết yếu khác.

– Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycosid digitalis vì tăng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+/ K+ – ATPase của glycosid tim.

– Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hóa. Chế độ ăn có phytat, oxalat làm giảm hấp thu calci vì tạo thành những phức hợp khó hấp thu.

– Không nên dùng đồng thời với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D3 ở ruột.

– Không nên dùng đồng thời với phenobarbital và hoặc phenytoin vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25-hydroergocalciferol và 25-hydroxy-colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hoá vitamin D3 thành những chất không có hoạt tính.

– Không nên dùng đồng thời với corticosteroid vì cản trở tác dụng vitamin D3.

Tác dụng phụ:

Nhẹ và hiếm gặp: táo bón, ra mồ hôi, mặt đỏ bừng, huyết áp thấp.

Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng:

Thận trọng trong các trường hợp tăng calci niệu nhẹ, chứng suy thận mạn hoặc có triệu chứng tích tụ calci ở thận. Nên theo dõi nồng độ calci trong nước tiểu.

Để xa tầm tay trẻ em.

Thông tin thành phần Zinc

Tác dụng :

Kẽm (ký hiệu hóa học Zn) là một vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Gọi là vi chất (hay nguyên tố vi lượng) vì kẽm là chất khoáng vô cơ được bổ sung hằng ngày với lượng rất ít. Kẽm tham gia vào thành phần của hơn 300 enzym chuyển hóa trong cơ thể, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống, tham gia vào hệ thống miễn dịch giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm 1 trùng đường hô hấp và tiêu hóa.

Kẽm có nhiều trong các loại thịt động vật, trứng, trai, hàu, sò…. Tuy nhiên, ở một số người, nguy cơ thiếu hụt kẽm thường xảy ra, cụ thể là những đối tượng sau:

Người ăn chay (những người thường xuyên ăn chay sẽ phải cần đến hơn 50% nhu cầu kẽm trong chế độ ăn uống so với những người không ăn chay)

– Người bị rối loạn tiêu hóa như bị tiêu chảy

– Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ lớn chỉ bú sữa mẹ (trẻ dưới 7 tháng tuổi được bổ sung đủ nhu cầu kẽm hàng ngày từ sữa mẹ, sau thời gian này, nhu cầu kẽm tăng 50% và nếu chỉ bú sữa mẹ thì không đáp ứng đủ)

– Người nghiện rượu (50% người nghiện rượu cũng có nồng độ kẽm thấp vì họ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng do bị tổn thương đường ruột từ việc uống rượu quá nhiều, hoặc bởi vì kẽm tiết ra nhiều hơn trong nước tiểu của họ)…

Chỉ định :

Hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính.

Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh thiếu kẽm ở trẻ nhỏ và người lớn.

Giúp hỗ trợ biếng ăn, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
Liều lượng – cách dùng:

Liều dùng kẽm được tính từ kẽm nguyên tố, vì vậy, từ lượng muối ví dụ kẽm gluconat phải tính ra lượng kẽm nguyên tố là bao nhiêu. Như một thuốc viên bổ sung kẽm chứa 70mg kẽm gluconat thật ra chỉ chứa 10mg kẽm nguyên tố, viên kẽm như thế sẽ được gọi viên 70mg kẽm gluconat tương đương 10mg kẽm.

Liều RDA khuyến cáo dùng 8 – 11mg kẽm/ngày, tức hằng ngày nên dùng khoảng 10mg kẽm, ta có thể dùng hằng ngày 1 viên 70mg kẽm gluconat (tương đương 10mg kẽm).

Những người nên bổ sung kẽm

Người mắc bệnh tiêu hóa: Những trường hợp bị bệnh thận, viêm ruột hay hội chứng ruột ngắn sẽ rất khó khăn hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì vậy hằng ngày chúng ta nên bổ sung thêm hàm lượng kẽm.

Những người ăn chay: Trong chế độ ăn hằng ngày hàm lượng lớn của kẽm được chứa từ trong cá, thịt, vì vậy mà người ăn chay nên bổ sung lượng kẽm thiếu hụt trong thức ăn.

Người nghiện rượu bia: Đối với những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích thì có nồng độ trong cơ thể rất thấp và bị bài tiết qua nước tiểu vì thế mà nên bổ sung thêm hàm lượng kẽm.

Cách sử dụng

Nên dùng cách quãng chứ không nên dùng liên tục quá lâu dài. Như dùng khoảng 1-2 tháng, ta nên nghỉ dùng thuốc một thời gian khoảng 1 tháng nếu muốn tiếp tục dùng lại.

Chống chỉ định :

Người suy gan thận, người tiền căn có bệnh sỏi thận.

Thông tin thành phần Vitamin D3

Dược lực:

Chống còi xương, tăng sự hấp thu calci ở ruột, tác dụng lên sự biến dưỡng và hấp thu phosphocalci của xương.

Dược động học :

– Hấp thu: Vitamine D3 được hấp thu ở niêm mạc ruột nhờ muối mật và lipid, tích lũy ở gan, mỡ, xương, cơ và niêm mạc ruột, được đào thải chủ yếu qua đường mật một phần nhỏ.

– Phân bố: thuốc liên kết với alfa- globulin huyết tương.

– Chuyển hoá: trong cơ thể, vitamin D3 chuyển hoá ở gan và thận tạo ra chất chuyển hoá có hoạt tính là 1,25-dihydroxycholecalciferol nhờ enzym hydroxylase.

– Thải trừ: chủ yếu qua phân, một phần nhỏ thải qua nước tiểu, thời gian bán thải 19-48 giờ.
Tác dụng :

– Tham gia vào quá trình tạo xương: vitamin D3 có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng trên chuyển hoá các chất vô cơ mà chủ yếu là calci và phosphat. Vitamin D3 làm tăng hấp thu calci và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu calci ở ống lượn gần, tham gia vào quá trình calci hoá sụn tăng trưởng. Vì vậy vitamin D3 rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.

– Điều hoà nồng độ calci trong máu: giúp cho nồng độ calci trong máu luôn hằng định.

– Ngoài ra, vitamin D3 còn tham gia vào quá trình biệt hoá tế bào biểu mô. Gần đây đang nghiên cứu về tác dụng ức chế tăng sinh tế bào biểu mô và tuyến tiết melanin, ung thư vú…

– khi thiếu vitamin D3, ruột không hấp thu đủ calci và phospho làm calci máu giảm, khi đó calci bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ calci máu nên gây hậu quả là trẻ em chậm lớn, còi xương, chân vòng kiềng, chậm biết đi, chậm kín thóp. Người lớn sẽ bị loãng xương, xốp xương, xương thưa dễ gãy. Phụ nữ mang thai thiếu vitamin D3 có thể sinh ra trẻ khuyết tật ở xương.
Chỉ định :

Còi xương.

Chứng co giật, co giật do thiếu calci.

Bệnh nhuyễn xương.
Liều lượng – cách dùng:

Đối với trẻ nhũ nhi và người lớn có thể dùng thuốc bằng đường uống. 

Còi xương: 
phòng bệnh còi xương phải được tiến hành sớm và liên tục đến hết 5 tuổi. 
Mỗi 6 tháng dùng 1 liều 5mg (200.000UI), liều dùng sẽ là 10mg (400.000UI) nếu trẻ ít ra nắng hoặc da sậm màu. 

Tạng co giật, co giật do thiếu calci: 
điều trị bằng vitamine D giống như liều được chỉ định để ngừa còi xương và cần kết hợp với muối calci.
Chống chỉ định :

Những bệnh kèm hội chứng tăng calci trong máu, tăng calci trong nước tiểu, sỏi calci, quá mẫn với vitamine D, những bệnh nhân nằm bất động (đối với liều cao).
Tác dụng phụ

Khi dùng quá liều có thể gây tăng chứng tăng calci huyết, tăng calci huyết, tăng calci niệu, đau nhức xương khớp. Nếu dùng kếo dài gây sỏi thận, tăng huyết áp.

Ngoài ra có thể gặp suy nhược , mệt mỏi , nhức đầu , buồn nôn, nôn, tiêu chảy, giòn xương…
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc OKOCHI tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *