Thuốc Nizastric tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Nizastric điều trị bệnh gì?. Nizastric công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Nizastric giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Nizastric

Nizastric
Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
Dạng bào chế:Viên nang cứng

Thành phần:

Nizatidin 150 mg
SĐK:VD-22927-15
Nhà sản xuất: Công ty CP dược phẩm Me Di Sun – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty CP dược phẩm Me Di Sun
Nhà phân phối:

Chỉ định:

– Loét dạ dày, tá tràng tiến triển.

– Trào ngược dạ dày thực quản.

Liều lượng – Cách dùng

– Loét tá tràng tiến triển: 300 mg/ngày, uống vào buổi tối hoặc 150 mg x 2 lần/ngày. Phòng ngừa tái phát 150 mg/ngày.

– Loét dạ dày lành tính tiến triển: 300 mg/ngày, uống vào buổi tối hoặc 150 mg x 2 lần/ngày.

– Trào ngược dạ dày thực quản: 150 mg x 2 lần/ngày, có thể lên đến 300 mg x 2 lần/ngày. Chỉnh liều khi suy thận.

Chống chỉ định:

Quá mẫn cảm với thuốc & các thuốc đối kháng thụ thể H2 khác.

Tác dụng phụ:

Thiếu máu, nổi mề đay, tổn thương tế bào gan.

Chú ý đề phòng:

– Loại trừ bệnh lý dạ dày ác tính.

– Hội chứng gan thận.

– Phụ nữ có thai, cho con bú.

Thông tin thành phần Nizatidine

Dược lực:

Nizatidine là thuốc lợi tiểu kháng receptor H2-histamin.
Dược động học :

– Hấp thu: Nizatidine nhanh và hoàn toàn qua nước tiểu. Đạt nồng độ cao trong huyết tương sau 1-2 giờ. Sinh khả dụng qua đường uống của Nizatidine khoảng 75-100%.

– Phân bố: Gắn với protein huyết tương ở mức trung bình 50%.

– Chuyển hoá: Nizatidine chuyển hoá qua gan, thuốc qua được dịch não tuỷ, nhau thai và sữa mẹ.

– Thải trừ: qua thận trên 60% dưới dạng không chuyển hoá.
Tác dụng :

Cơ chế tác dụng của Nizatidine: do thuốc có công thức gần giống histamin nên thuốc kháng H2-histamin tranh chấp với histamin tại receptor H2 ở tế bào thành dạ dày, làm ngăn cản tiết dịch vị bởi các nguyên nhân gây tăng tiết histamin ở dạ dày.

Thuốc làm giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCl của dịch vị.

Thuốc không có tác dụng trên receptor H1 mà chỉ tác dụng chọn lọc trên receptor H2 ở dạ dày.

Nizatidine không tác dụng trên cytocrom P450 ở gan.
Chỉ định :

Nizatidine dùng trong thời gian 8 tuần để chữa vết loét tá tràng tiến triển. Hầu hết vết loét đều lành trong vòng 4 tuần.

Nizatidine dùng để điều trị duy trì với liều thấp 150 mg hàng ngày lúc đi ngủ tối ở người bệnh có vết loét tá tràng tiến triển đã lành. Việc dùng nizatidine liên tục hơn 1 năm, kết quả hiện nay chưa biết rõ.

Nizatidine được dùng chữa bệnh loét dạ dày lành tính tiến triển thời gian là 8 tuần. Trước khi dùng thuốc, nên cẩn thận loại trừ khả năng bệnh loét dạ dày ác tính.

Nizatidine còn được dùng trong 12 tuần để chữa bệnh viêm thực quản được chẩn đoán qua nội soi, bao gồm cả viêm thực quản do loét và xước, có kèm triệu chứng ợ hơi nóng do trào ngược dạ dày-thực quản. Chứng ợ hơi nóng được cải thiện sau một ngày điều trị.
Liều lượng – cách dùng:

Loét tá tràng tiến triển: Liều khuyên dùng cho người lớn là 300mg, uống một lần vào buổi tối, hoặc 150mg mỗi lần, uống hai lần trong 24 giờ.

Phòng ngừa (liều duy trì phòng ngừa tái phát): Liều khuyên dùng cho người lớn là uống 150mg một lần duy nhất trong 24 giờ, uống vào buổi tối.

Loét dạ dày lành tính tiến triển: Liều khuyên dùng cho người lớn là uống 300mg, dùng một lần trước khi đi ngủ tối, hoặc chia làm hai lần trong 24 giờ, mỗi lần 150mg. Trước khi khởi đầu trị liệu, nên cẩn thận loại trừ khả năng loét dạ dày ác tính.

Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản: Liều uống cho người lớn để trị các viêm xước niêm mạc, loét dạ dày kèm theo cảm giác ợ hơi nóng là mỗi lần 150 mg, dùng 2 lần trong 24 giờ, hoặc có thể dùng đến 300 mg mỗi lần, 2 lần trong 24 giờ.

Dựa trên các dữ liệu dược động học đối với người bệnh suy thận, nên giảm liều cho một số người bệnh cao tuổi có độ thanh thải creatinine dưới 50mL/phút. Hiệu quả lâm sàng khi giảm liều cho người suy thận chưa được đánh giá. Ðối với người bệnh khó nuốt cả viên nang, có thể mở viên nang nizatidine và trộn ngay các thành phần trong viên thuốc vào chất lỏng để uống. Chế phẩm lỏng này được ghi ở bảng sau kèm cách bảo quản thích hợp.
Chống chỉ định :

Cấm dùng nizatidine ở người bệnh quá mẫn cảm với thuốc. Vì có nhạy cảm chéo giữa các hợp chất thuộc nhóm đối kháng với histamine ở receptor H2, kể cả nizatidine, vì vậy không dùng cho người bệnh có tiền sử mẫn cảm với các chất khác cũng đối kháng với histamine ở receptor H2.
Tác dụng phụ

Trong số những phản ứng có hại của các thử nghiệm có placebo kiểm chứng, bệnh thiếu máu (0,2% so với 0%) và nổi mề đay (0,5% so với 0,1%) thường xảy ra đáng kể ở các nhóm dùng nizatidine.

Gan: Tổn thương tế bào gan. Tất cả những bất thường này trở lại bình thường sau khi ngừng dùng nizatidine. Từ khi đưa nizatidine ra thị trường, có ghi nhận chứng viêm gan và vàng da. Trong một số trường hợp, chứng ứ mật hoặc tổn thương tế bào gan kèm ứ mật cùng với chứng vàng da cũng đã phục hồi tốt sau khi ngừng nizatidine.

Hệ tim mạch: Trong các thử nghiệm về dược lý lâm sàng, có thấy những đợt ngắn nhịp nhanh thất không triệu chứng ở hai người dùng nizatidine, và ở ba người không dùng nizatidine.

Hệ thần kinh trung ương: Cũng gặp chứng lú lẫn tâm thần thoáng qua (hiếm xảy ra).

Hệ nội tiết: Nizatidine không có tác dụng kháng androgen. Bất lực và giảm ham muốn tình dục cũng gặp với tần suất tương tự như ở người bệnh uống placebo. Hiếm có trường hợp vú to ở đàn ông.

Hệ huyết học: Chứng thiếu máu thường gặp ở người dùng nizatidine hơn ở người dùng placebo. Chứng giảm tiểu cầu gây tử vong có gặp ở một người bệnh dùng nizatidine phối hợp với một chất đối kháng histamine H2 khác; người bệnh này cũng đã từng bị giảm tiểu cầu khi dùng những thuốc khác. Cũng gặp một số hiếm trường hợp ban xuất huyết giảm tiểu cầu sau khi dùng nizatidine.

Da: Chứng đổ mồ hôi và nổi mề đay thường gặp ở người dùng nizatidine. Ðỏ da và viêm da bong vảy cũng được ghi nhận.

Quá mẫn cảm: Các phản ứng quá mẫn hiếm xảy ra (như co thắt phế quản, phù thanh quản, đỏ da, tăng bạch cầu ưa eosin) cũng được ghi nhận.

Các phản ứng phụ khác: Có gặp tăng acid uric/máu không do bệnh gút hoặc bệnh sỏi thận. Chứng tăng bạch cầu ưa eosin, sốt và buồn nôn có liên quan đến nizatidine cũng được ghi nhận.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Nizastric tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *