Thuốc Moxydar tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Moxydar điều trị bệnh gì?. Moxydar công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Moxydar giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Moxydar

Moxydar
Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
Dạng bào chế:Viên nén
Đóng gói:Hộp 5 vỉ x 6 viên

Thành phần:

Nhôm oxid hydrat hóa 500mg; Magnesi hydroxyd 500mg; Nhôm Phosphat hydrat hóa 300mg; Gôm Guar 200mg
SĐK:VN-17950-14
Nhà sản xuất: Laboratoires Grimberg S.A – PHÁP
Nhà đăng ký: Galien Pharma
Nhà phân phối:

Chỉ định:

– Triệu chứng đau do bệnh ở thực quản, dạ dày, tá tràng.
– Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Liều lượng – Cách dùng

Đường uống. Hòa tan viên thuốc trong nửa ly nước ( hoặc ngậm, nhai, nuốt)
•  Điều trị triệu chứng đau do bệnh ở  THỰC QUẢN – DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
+ 1 viên khi có cơn đau, không quá 4 lần mỗi ngày
•  Điều trị TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN
+ Trong giai đoạn tấn công : 1 viên x 3 lần mỗi ngày sau 3
bữa ăn và 1 viên bổ sung khi đau, uống trong 4 – 6 tuần.
+ Trong điều trị duy trì : 1 viên khi có cơn đau.

Chống chỉ định:

– Liên quan đến magnesi : suy thận nặng

– Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tương tác thuốc:

Các phối hợp cần thận trọng khi dùng :

Để phòng xa, nên uống thuốc kháng acid cách xa một số thuốc khác. Nếu có thể, nên uống thuốc này cách xa 2 giờ :

– Giảm khả năng gắn kết resin vào kali, với nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa trên bệnh nhân suy thận: Kayexalat

– Giảm khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa của các thuốc sau đây :

+ Thuốc kháng sinh chống lao ( ethambutol, isoniazide),Kháng sinh họ cyclin, kháng sinh họ lincosannide, Kháng sinh họ fluoroquinolone, Thuốc kháng histamin H2, Atenolol,metoprotol, propranolol, Chloroquin, Diflunisal, Digoxin, Diphosphonat, Sắt (muối), Fluorua natri, Glucocorticoid, Indomectacin, Ketoconazole, Lansoprazole,

Chú ý đề phòng:

– Trên bệnh nhân suy thận và thẩm phân dài hạn, cần lưu ý hàm lượng nhôm ( nguy cơ bệnh lý não)

– Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú : Không có các nghiên cứu khả dụng về tính quái thai trên động vật.

– Trên lâm sàng, cho đến nay không thấy bất kỳ tác dụng gây dị dạng độc thai cụ thề nào.

Do vậy, chỉ nên xem xét sử dụng thuốc kháng acid trong thai kỳ nếu thấy cần thiết.

* Các muối nhôm là nguyên nhân gây táo bón, có thể làm tăng thêm triệu chứng táo bón điển hình trong thai kỳ; ở liều cao chúng có thể gây cạn kiệt phospho ( trừ phosphat nhôm).

Sự hấp thu ion nhôm có thể xem là ở mức tối thiểu và không có nguy cơ gây quá liều trong cơ thể nếu liều dụng được hạn chế trong mỗi ngày và trong thời gian điều trị, nhưng nguy cơ sẽ thành hiện thực nếu không tôn trọng những biện pháp đề phòng nói trên và nhất là trong trường hợp mẹ bị suy thận : nguy cơ gây ngộ độc nhôm ở thai nhi và trẻ sơ sinh.

* Muối magnesi có thể gây tiêu chảy; dùng liều cao và kéo dài sẽ có nguy cơ tăng magnesi – máu.

* Có thể kê toa thuốc kháng acid cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc : không có.

Thông tin thành phần Magnesium hydroxide

Dược lực:

Là thuốc kháng acid, có tác dụng nhuận tràng.
Dược động học :

Magnesium hydroxyd phản ứng với hydrocloric tạo thành magnesi clorid và nước. Khoảng 15 – 30% lượng magnesi clorid vừa tạo ra được hấp thu và sau đó được thải trừ qua nước tiểu ở người có chức năng thận bình thường. Còn lượng magnesi hydroxyd nào chưa chuyển hoá thành magnesi clorid thì có thể được chuyển hoá ở ruột non và được hấp thu không đáng kể.
Tác dụng :

magnesi hydroxyd tan trong acid dịch vị, giải phóng ra các anion có tác dụng trung hào acid dạ dày, hoặc làm chất đệm cho dịch dạ dày, nhưng không tác động đến sự sản sinh ra dịch dạ dày. Kết quả là pH dạ dày tăng lên, làm giảm triệu chứng tăng acid. Thuốc cũng làm giảm độ acid trong thực quản và làm giảm tác dụng của men pepsin.

Tác dụng này đặc biệt quan trọng ở người bệnh loét tiêu hoá. pH tối ưu của hoạt động pepsin là 1,5 – 2,5, do antacid làm tăng pH dạ dày lên trên 4, nên tác dụng phân giải protein của pepsin là thấp nhất.

Thuốc còn có tác dụng nhuận tràng, nên thường được phối hợp với các nhôm antacid để giảm tác dụng gây táo bón của nhôm antacid.
Chỉ định :

Thuốc được dùng bổ trợ cho các biện pháp khác để giảm đau do loét dạ dày tá tràng và để thúc đẩy liền loét. 

Thuốc cũng được dùng để giảm đầy bụng do tăng acid, ợ nóng, khó tiêu và ợ chua (trào ngược dạ dày thực quản).
Liều lượng – cách dùng:

Cách dùng: thuốc chốgn acid được dùgn theo đường uống, viên thuốc phải nhai kỹ trước khi nuốt.

Đối với bệnh loét dạ dày tá tràng, liều thuốc thường cho theo kinh nghiệm và nhiều liều khác nhau đã được dùng. Ở người loét dạ dày hoặc tá tràng không có biến chứng, cho uống thuốc 1 – 3 giờ sau khi ăn và lúc đi ngủ. Một đợt dùgn thuốc trong khoảng từ 4 – 6 tuần hoặc tới khi vết loét liền.

Ở người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản, ở người bệnh có chảy máu dạ dày hoặc loét do stress, thuốc được dùng mỗi giờ một lần. Với người bệnh chảy máu dạ dày, phải điều chỉnh liều antacid để duy trì được pH dạ dày bằng 3,5.

Ở liều chống acid, thuốc chỉ có tác dụng tẩy nhẹ.

Liều lượng:

Magnesi hydroxyd để chống acid từ 300 – 600 mg cho 1 ngày, tác dụng tẩy nhẹ: 2 – 4 g.
Chống chỉ định :

Suy chức năng thận nặng (nguy cơ tăng magnesi máu).

các trường hợp mẫn cảm với các antacid chứa magnesi.

Trẻ nhỏ (nguy cơ tăng magnesi huyết), đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc trẻ bị suy thận).
Tác dụng phụ

Thường gặp: miệng đắng chát, ỉa chảy khi dùng quá liều.

Ít gặp: nôn hoặc buồn nôn, cứng bụng.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Moxydar tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *