Thuốc Leunase tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Leunase điều trị bệnh gì?. Leunase công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Leunase giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Nhóm thuốc: Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
Dạng bào chế:Bột đông khô pha tiêm truyền
Đóng gói:Hộp 1 Lọ
Hàm lượng:
10000KU
SĐK:VN-8196-04
Nhà sản xuất: Kyowa Hakko Kogyo Co., Ltd – NHẬT BẢN
Nhà đăng ký: Kyowa Hakko Kogyo Co., Ltd
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Điều trị bệnh bạch cầu cấp (kể cả bệnh bạch cầu mãn chuyển thể cấp tính), u lymphô ác tính.

Liều lượng – Cách dùng

Bột pha tiêm truyền: 50 – 200 KU/kg, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch/ngày hay cách ngày. Chỉnh liều tùy theo tuổi & lâm sàng.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thuốc, phụ nữ có thai không dùng.

Tác dụng phụ:

Sốc, rối loạn đông máu, viêm tụy cấp, tăng amoniac huyết.

Chú ý đề phòng:

Thận trọng khi dùng thuốc cho những bện nhân: Viêm tụy hay có tiền sử viêm tụy, suy tủy, bệnh nhiễm trùng, thủy đậu, suy gan hay thận, trẻ em & bệnh nhân còn khả năng sinh sản, người già, và phụ nữ cho con bú.

Thông tin thành phần L-asparaginase

Dược lực:

L-asparaginase là một enzym bao gồm 4 tiểu phần, mỗi tiểu phần chứa 321 amino acid. Là một enzym phân huỷ protein được sản xuất từ chủng E.coli HAP, có tác dụng chống lại bệnh bạch cầu cấp tính và bệnh u lympho ác tính.
Dược động học :

Tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp đều có nồng độ tương đương nhau trong huyết thanh, nhưng sau khi tiêm bắp, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi dùng là 14 đến 24 giờ. Thuốc phân bố không đáng kể ở bên ngoài khoang mạch máu, thải trừ qua mật và nước tiểu rất ít. Asparaginase vẫn còn phát hiện được trong huyết thanh 13 – 22 ngày sau khi dùng. Nửa đời của asparaginase thay đổi từ 8 đến 30 giờ và không phụ thuộc vào liều dùng. Thể tích phân bố biểu kiến khoảng 70 – 80% thể tích huyết tương. Trong dịch bạch huyết và dịch não tủy có phát hiện thấy asparaginase.
Tác dụng :

L – asparaginase là đồng phân quay trái của một protein phân tử lượng lớn, chiết từ escherichia coli và các vi khuẩn khác. Enzym này thủy phân asparagin là một acid amin thiết yếu trong huyết thanh, do đó làm mất đi một yếu tố cần thiết để tổng hợp protein của các tế bào lympho ác tính nhạy cảm. Trong bệnh bạch cầu cấp, đặc biệt bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, tế bào ác tính phải phụ thuộc vào nguồn asparagin từ bên ngoài để tồn tại; còn các tế bào bình thường lại có thể tổng hợp được asparagin và do đó bị ảnh hưởng ít hơn khi thiếu asparagin do điều trị asparaginase. Tuy nhiên, gần đây người ta thấy có rất nhiều mô bình thường nhạy cảm với asparaginase và có thể gây ra nhiễm độc với nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra, các tế bào bạch cầu bệnh ở người có thể nhanh chóng kháng thuốc do xuất hiện các dòng có chứa asparaginase synthetase. Đây cũng là lý do người ta thường dùng thuốc dạng kết hợp với các hóa chất khác.
Chỉ định :

Bệnh bạch cầu cấp (kể cả trường hợp bệnh bạch cầu mạn chuyển sang cấp), đặc biệt là bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. U lympho ác tính, sarcom lympho. Thuốc chủ yếu được dùng phối hợp với các thuốc hóa trị liệu khác để tạo các đợt thuyên giảm ở trẻ em. L – asparaginase không nên dùng đơn độc trừ khi điều trị phối hợp không thích hợp. Không nên điều trị duy trì bằng thuốc này.
Liều lượng – cách dùng:

Thông thường tiêm truyền tĩnh mạch 50-200 KU/1 kg/1 ngày, điều trị mỗi ngày hay cách ngày.

Liều này có thể điều chỉnh tuỳ theo tuổi tác và thể trạng lâm sàng.

Chống chỉ định :

Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với L – asparaginase. Viêm tụy nặng hoặc có tiền sử viêm tụy, viêm tụy xuất huyết cấp.
Tác dụng phụ

Dạng nặng:

– Sốc: triệu chứng sốc có thể xảy ra. Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào như lơ mơ, co giật, hạ huyết áp, ớn lạnh, sốt, nôn mửa, phải ngưng thuốc ngay lập tức và xử trí thích hợp.

– Những rối loạn nghiêm trọng về đông máu (giảm fibrinogen, plasminogen, protein C, AT-III) như xuất huyết não, nhồi máu não, xuất huyết phổi có thể xảy ra.

– Viêm tuỵ cấp: do có thể xảy ra viêm tuỵ cấp, cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu có bất cứ triệu chứng nàonhư đau bụng, nôn mửa, tăng enzym tuỵ như amylase, cần ngưng thuốc và xử trí thích hợp.

– Tăng amoniac huyết: gây rối loạn khả năng ý thức. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận.

– Hôn mê: có thể xảy ra hôn mê, rối loạn ý thức, mất định hướng.

– Rối loạn tổ chức não: tử vong đã từng được nghi nhận vì có sự rối loạn tổ chức não ở diện rộng.

Những phản ứng bất lợi khác:

-Mẫn cảm: các phản ứng mẫn cảm như nổi ban.

– Huyết học: giảm tiểu cầu, thiếu máu.

-Gan: rối loạn chức năng gan, gan ứ mỡ.

– Thận: protein niệu, thiểu niệu, nito huyết, phù.

– Tiêu hoá: biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.

– Tâm thần: khó chịu, đau đầu, ngủ gà, lo lắng.

– Triệu chứng khác: sốt, đau mạch, gây bất thường trong sử dung nạp đường, tăng lipid huyết.

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.
  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Leunase tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *