TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Jintra Tablet điều trị bệnh gì?. Jintra Tablet công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.
BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Jintra Tablet giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.
Nhà sản xuất: | Korea Arlico Pharm Co., Ltd – HÀN QUỐC | ||
Nhà đăng ký: | Công ty TNHH sản xuất thương mại dược Unipha | ||
Nhà phân phối: |
Chỉ định:
Chỉ định điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng.
Liều lượng – Cách dùng
Chống chỉ định:
Tương tác thuốc:
Sử dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO hay thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ, gồm chứng co giật và hội chứng serotonin.
* Dùng với carbamazepine:
Sử dụng đồng thời tramadol hydrochloride với carbamazepine làm tăng đáng kể sự chuyển hóa tramadol. Tác dụng giảm đau của tramadol trong thuốc có thể bị giảm sút với các bệnh nhân uống carbamazepine.
* Dùng với quinidine:
Tramadol được chuyển hóa thành M1 (chất chuyển hóa có tác dụng) bằng CYP2D6. Uống quinidine cùng với tramadol sẽ làm tăng hàm lượng của tramadol. Kết quả lâm sàng của tương tác này không rõ.
* Dùng với các chất thuộc nhóm warfarin:
Theo nguyên tắc y tế, phải định kỳ đánh giá thời gian đông máu ngoại lai khi dùng đồng thời với các thuốc này do ghi nhận INR (international normalized ratio – chỉ số bình thường quốc tế) tăng ở một số bệnh nhân.
* Dùng với các chất ức chế CYP2D6:
Các nghiên cứu trong ống nghiệm về tương tác thuốc trên microsome của gan người cho thấy uống cùng với các chất ức chế CYP2D6 như fluoxetine, paroxetine và amitriptyline có thể làm hạn chế chuyển hóa tramadol.
* Dùng với cimetidine:
Dùng đồng thời với cimetidine chưa được nghiên cứu. Sử dụng đồng thời tramadol với cimetidine không làm thay đổi tính chất dược động học của tramadol trên phương diện lâm sàng.
Tác dụng phụ:
* Một số tác dụng phụ sau đây cũng xảy ra, tuy nhiên ít thường xuyên hơn:
– Toàn bộ cơ thể: suy nhược, mệt mỏi, xúc động mạnh.
– Hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên: đau đầu, rùng mình.
– Hệ tiêu hóa: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, nôn mửa.
– Rối loạn tâm thần: chán ăn, lo lắng, nhầm lẫn, kích thích, mất ngủ, bồn chồn.
– Da và các phần phụ thuộc da: ngứa, phát ban, tăng tiết mồ hôi.
* Các báo cáo về tác dụng phụ trên lâm sàng hiếm gặp có thể có nguyên nhân liên quan đến thuốc gồm có:
– Toàn bộ cơ thể: đau ngực, rét run, ngất, hội chứng cai thuốc.
– Rối loạn tim mạch: tăng huyết áp, tăng huyết áp trầm trọng, tụt huyết áp.
– Hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên: mất thăng bằng, co giật, căng cơ, đau nửa đầu, đau nửa đầu trầm trọng, co cơ không tự chủ, dị cảm, ngẩn ngơ, chóng mặt.
– Hệ tiêu hóa: khó nuốt, phân đen do xuất huyết tiêu hóa, phù lưỡi.
– Rối loạn về tai và tiền đình: ù tai.
– Rối loạn nhịp tim: loạn nhịp tim, đánh trống ngực, mạch nhanh.
– Cơ quan gan và mật: các xét nghiệm về gan bất bình thường.
– Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: giảm cân.
– Rối loạn tâm thần: hay quên, mất ý thức, trầm cảm, lạm dụng thuốc, tâm trạng bất ổn, ảo giác, bất lực, ác mộng, có những ý tưởng dị thường.
– Rối loạn hồng cầu: thiếu máu.
– Hệ hô hấp: khó thở.
– Hệ tiết niệu: albumin niệu, rối loạn tiểu tiện, nước tiểu ít, bí tiểu.
– Rối loạn thị lực: tầm nhìn không bình thường.
* Các tác dụng phụ khác của tramadol hydrochloride trước giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và sau khi đã lưu hành trên thị trường:
Các trường hợp được báo cáo khi dùng tramadol gồm có: tăng huyết áp thế đứng, các phản ứng dị ứng (gồm phản ứng phản vệ, nổi mề đay, hội chứng Stevens-Johnson), rối loạn chức năng nhận thức, muốn tự sát và viêm gan. Các bất thường được báo cáo ở phòng thí nghiệm là creatinine tăng cao. Hội chứng serotonin (các triệu chứng của nó có thể là sốt, kích thích, run rẩy, căng thẳng lo âu) xảy ra khi dùng tramadol cùng với các chất tác động đến serotonin như các thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin và ức chế MAO. Việc theo dõi giám sát tramadol sau khi lưu hành trên thị trường cho thất nó rất hiếm khi làm thay đổi tác dụng của warfarin, kể cả tăng thời gian đông máu.
Chú ý đề phòng:
– Thận trọng khi sử dụng vì có nguy cơ gây suy hô hấp trên những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp; dùng liều cao tramadol với thuốc tê, thuốc mê, rượu.
– Thận trọng khi sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế hệ TKTƯ như rượu, Opioid, thuốc tê, thuốc mê, thuốc ngủ và thuốc an thần.
– Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hay chấn thương đầu.
– Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân nghiện thuốc phiện vì có thể gây tái nghiện.
– Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân nghiện rượu mạn tính vì có nguy cơ gây độc tính trên gan.
– Việc dùng Naloxon trong xử lý quá liều Tramadol có thể gây tăng nguy cơ co giật.
– Với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút được khuyến cáo liều dùng không quá 2 viên cho mỗi 12 giờ.
– Thận trọng với bệnh nhân suy gan nặng.
– Không dùng quá liều chỉ định.
– Không dùng với các thuốc khác chứa paracetamol hay tramadol.
Thông tin thành phần Paracetamol
Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.
– Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.
– Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N – acetyl benzoquinonimin là chất trung gian , chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.
– Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hoá, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.
Khi dùng paracetamol liều cao (>10 g/ngày), sẽ tạo ra nhiều N – acetyl benzoquinonomin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N – acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.
Paracetamol được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
Paracetamol không có tác dụng trị thấp khớp.
Paracetamol là thuốc thay thế salicylat (được ưa thích ở người bệnh chống chỉ định hoặc không dung nạp salicylat) để giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt.
Paracetamol thường dùng uống. Đối với người bệnh không uống được có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng, tuy vậy liều trực tràng cần thiết để có cùng nồng độ huyết tương có thể cao hơn liều uống.
Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần thầy thuốc chẩn đoán và điều trị có giám sát.
Không dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao trên 39,5 độ C, sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng.
Để giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.
Để giảm đau hoặc hạ sốt cho người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, liều paracetamol thường dùng hoặc đưa vào trực tràng là 325 – 650 mg, cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần thiết nhưng không quá 4 g một ngày, liều một lần lớn hơn 1 g có thể hữu ích để giảm đau ở một số người bệnh.
Để giảm đau hoặc hạ sốt, trẻ em có thể uống hoặc đưa vào trực tràng cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần: trẻ em 1 – 2 tuổi, 120 mg, trẻ em 4 – 11 tháng tuổi, 80 mg; và trẻ em tới 3 tháng tuổi, 40 mg. Liều trực tràng cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng tuỳ theo mỗi bệnh nhi.
Liều uống thường dùng của paracetamol, dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài 650 mg, để giảm đau ở người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên là 1,3 g cứ 8 giờ một lần khi cần thiết, không quá 3,9 g mỗi ngày. Viên nén paracetamol giải phóng kéo dài, không được nghiền nát, nhai hoặc hoà tan trong chất lỏng.
Người bệnh quá mẫn với paracetamol.
Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
Ít gặp: ban da, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.
Thông tin thành phần Tramadol
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Jintra Tablet tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? bình luận cuối bài viết.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
- Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Jintra Tablet tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
- Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
- Thuốc Plaquenil 200mg công dụng, liều dùng và tác dụng phụ cần biết - 13/10/2024
- Thông tin đầy đủ về thuốc ung thư Lenvaxen 4mg - 06/10/2024
- Thuốc Cetrigy tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? - 26/08/2024