Thuốc Flu-cold children’s tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Flu-cold children’s điều trị bệnh gì?. Flu-cold children’s công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Flu-cold children’s giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Dạng bào chế:Dung dịch uống
Đóng gói:Hộp 01 vỉ x 5 ống 5ml; Hộp 02 vỉ x 05 ống 5ml; Hộp 04 vỉ x 5 ống 5ml; Hộp 01 vỉ x 5 ống 10ml; Hộp 02 vỉ x 5 ống 10ml; Hộp 04 vỉ x 5 ống 10ml; Hộp 01 chai 60ml
SĐK:VD-28755-18
Nhà sản xuất: Công ty TNHH dược phẩm USA – NIC (USA – NIC Pharma) – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Chi nhánh công ty TNHH sản xuất – kinh doanh dược phẩm Đam San
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Ho có đờm, ho do họng và phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải chất gây kích ứng đường hô hấp.

Liều lượng – Cách dùng

Uống trước hay sau bữa ăn;
Lắc trước khi dùng.
Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: Uống 2 muỗng cà phê (10 ml) cách mỗi 4 giờ. Không dùng quá 10 muỗng cà phê (50 ml)/ 24 giờ.
Trẻ em từ 4 đến 5 tuổi: Uống 1 muỗng cà phê (5 ml) cách mỗi 4 giờ. Không dùng quá 5 muỗng cà phê (25 ml)/ 24 giờ.
Trẻ em dưới 4 tuổi: tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh nhân suy gan, suy thận vừa-nặng, đang thẩm phân thận nhân tạo: Chỉnh liều.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với thành phần thuốc. Phụ nữ có thai, cho con bú.

Trẻ em

Tương tác thuốc:

IMAO. Rượu/thuốc ức chế TKTW. Theophylin.

Xét nghiệm acid vanilylmandelic/nước tiểu: (+) giả.

Thận trọng sử dụng cùng lúc amiodaron, haloperidol, propafenon, quinidin, chất ức chế chọn lọc serotonin (SSRIs).

Tác dụng phụ:

Ngủ gà. Mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, đỏ bừng. Có thể gây khô miệng, viêm họng, nhức đầu, buồn nôn. Sỏi thận (ở bệnh nhân lạm dụng thuốc).

Chú ý đề phòng:

Bệnh nhân ho có quá nhiều đờm, ho kéo dài/mạn tính (người hút thuốc), hen, tràn khí, viêm phế quản mạn tính, khí thũng phổi, có nguy cơ hoặc đang suy hô hấp.

Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin, lái tàu xe/vận hành máy móc: Tránh sử dụng.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bệnh mạch vành, đau thắt ngực và đái đường, tăng huyết áp, tăng nhãn áp, bí tiểu do tắc nghẽn.

Không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thông tin thành phần Phenylephrine

Dược lực:

Phenylephrin hydroclorid là một thuốc cường giao cảm a1 (a1-adrenergic) có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể a1-adrenergic làm co mạch máu và làm tăng huyết áp. Tác dụng làm tăng huyết áp yếu hơn norepinephrin, nhưng thời gian tác dụng dài hơn. Phenylephrin hydroclorid gây nhịp tim chậm do phản xạ, làm giảm thể tích máu trong tuần hoàn, giảm lưu lượng máu qua thận, cũng như giảm máu vào nhiều mô và cơ quan của cơ thể.

Ở liều điều trị, phenylephrin thực tế không có tác dụng kích thích trên thụ thể b-adrenergic của tim (thụ thể b1-adrenergic); nhưng ở liều lớn, có kích thích thụ thể b-adrenergic. Phenylephrin không kích thích thụ thể b-adrenergic của phế quản hoặc mạch ngoại vi (thụ thể b2-adrenergic). Ở liều điều trị, thuốc không có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.

Dược động học :

Phenylephrin hấp thu rất bất thường qua đường tiêu hoá, vì bị chuyển hoá ngay trên đường tiêu hoá. Vì thế, để có tác dụng trên hệ tim mạch, thường phải tiêm. Sau khi tiêm tĩnh mạch, huyết áp tăng hầu như ngay lập tức và kéo dài 15 – 20 phút. Sau khi tiêm bắp, huyết áp tăng trong vòng 10 – 15 phút và kéo dài từ 30 phút đến 1 – 2 giờ.

Khi hít qua miệng, phenylephrin có thể hấp thu đủ để gây ra tác dụng toàn thân. Sau khi uống, tác dụng chống sung huyết mũi xuất hiện trong vòng 15 – 20 phút, và kéo dài 2 – 4 giờ.

Sau khi nhỏ dung dịch 2,5% phenylephrin vào kết mạc, đồng tử giãn tối đa vào khoảng 15 – 60 phút và trở lại như cũ trong vòng 3 giờ. Nếu nhỏ dung dịch 10% phenylephrin, đồng tử giãn tối đa trong vòng 10 – 90 phút và phục hồi trong vòng 3 – 7 giờ. Đôi khi phenylephrin bị hấp thu đủ để gây tác dụng toàn thân.

Để làm giảm sung huyết ở kết mạc hoặc ở mũi, thường dùng các dung dịch loãng hơn (0,125 – 0,5%). Sau khi nhỏ thuốc vào kết mạc hoặc vào niêm mạc mũi, mạch máu tại chỗ hầu như co lại ngay. Thời gian tác dụng làm giảm sung huyết sau khi nhỏ thuốc đối với kết mạc hoặc niêm mạc mũi dao động nhiều, từ 30 phút đến 4 giờ.

Phenylephrin trong tuần hoàn, có thể phân bố vào các mô, nhưng còn chưa biết thuốc có phân bố được vào sữa mẹ không.

Phenylephrin bị chuyển hoá ở gan và ruột nhờ enzym monoaminoxidase (MAO). Còn chưa xác định được các chất chuyển hoá là gì, nên cũng chưa biết được con đường chuyển hoá và tốc độ thải trừ của phenylephrin.

Tác dụng :

Phenylephrin kích thích chọn lọc trên alpha 1 – adrenergic gây co mạch, tăng huyết áp. Thuốc có tác dụng kéo dài hơn adrenergic do ít bị COMT phân huỷ.
Chỉ định :

Tại chỗ:
Nhỏ mắt để làm giãn đồng tử (trong điều trị viêm màng bồ đào có khả năng gây dính; chuẩn bị trước khi phẫu thuật trong nhãn cầu; để chẩn đoán).
Nhỏ mắt để làm giảm sung huyết kết mạc (trong viêm kết mạc cấp).
Nhỏ mũi để làm giảm sung huyết mũi, xoang do bị cảm lạnh.
Toàn thân: 
Hiện nay thuốc này ít được chỉ định. Trước đây, thuốc đã được chỉ định để điều trị giảm huyết áp trong sốc sau khi đã bù đủ dịch, hoặc giảm huyết áp do gây tê tuỷ sống; cơn nhịp nhanh kích phát trên thất; để kéo dài thời gian tê trong gây tê tuỷ sống hoặc gây tê vùng.
Liều lượng – cách dùng:

Dùng toàn thân:
Dùng liều thấp nhất có hiệu quả và ngắn nhất, nếu có thể.
Hạ huyết áp: Liều ban đầu 2 – 5 mg (0,2 – 0,5 ml dung dịch 1%), tiêm dưới da hoặc tiêm bắp; liều sau 1 – 10 mg nếu cần tuỳ theo đáp ứng. Có thể tiêm tĩnh mạch chậm 100 – 500 microgam (0,1 – 0,5 ml dung dịch đã pha loãng 10 lần tức là 0,1%), lặp lại nếu cần sau ít nhất 15 phút.
Hạ huyết áp nặng: Hoà 1 ống 10 mg trong 500 ml dung dịch glucose 5% hoặc natri clorid 0,9% (được nồng độ 20 microgam/ml), tiêm truyền tĩnh mạch với tốc độ ban đầu tới 180 microgam/phút, rồi giảm dần tuỳ theo đáp ứng tới 30 – 60 microgam/phút.
Hạ huyết áp trong khi gây tê tuỷ sống: Dự phòng hạ huyết áp: 2 – 3 mg tiêm dưới da hoặc tiêm bắp 3 – 4 phút trước khi gây tê tuỷ sống. Điều trị hạ huyết áp đã xảy ra ở người lớn: Tiêm tĩnh mạch, liều ban đầu 0,2 mg; bất cứ liều nào tiêm sau không được vượt quá liều trước 0,1 – 0,2 mg, và một liều đơn không được vượt quá 0,5 mg. Nhà sản xuất khuyến cáo liều 0,044 – 0,088 mg/kg tiêm bắp hoặc dưới da để điều trị hạ huyết áp trong gây tê tuỷ sống ở trẻ em.
Kéo dài thời gian tê trong gây tê tuỷ sống: Có thể thêm 2 – 5 mg phenylephrin hydroclorid vào dung dịch gây tê.
Gây co mạch trong gây tê vùng: Theo nhà sản xuất, nồng độ thuốc tối ưu là 0,05 mg/ml (1 : 20 000). Chuẩn bị dung dịch gây tê bằng cách cứ 20 ml dung dịch thuốc tê thì thêm 1 mg phenylephrin.
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất: Để dứt cơn, tiêm tĩnh mạch nhanh (trong vòng 20 – 30 giây) liều khởi đầu khuyến cáo không được vượt quá 0,5 mg; liều tiếp theo có thể tăng thêm 0,1 – 0,2 mg phụ thuộc vào đáp ứng về huyết áp của người bệnh. Huyết áp tâm thu không được cao quá 160 mmHg. Liều tối đa một lần 1 mg.
Nhỏ mắt:
Liều thông thường ở người lớn và thiếu niên:
Giãn đồng tử và co mạch: Nhỏ thuốc vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5% hoặc 10%, lặp lại 1 giờ sau nếu cần.
Gây giãn đồng tử kéo dài: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5% hoặc 10%, 2 – 3 lần mỗi ngày.
Viêm màng bồ đào có dính mống mắt sau (điều trị hoặc dự phòng): Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5% hoặc 10%, lặp lại 1 giờ sau nếu cần, nhưng không được vượt quá 3 lần/ngày. Có thể tiếp tục điều trị vào ngày sau nếu cần. Cũng có thể dùng atropin sulfat và đắp gạc nóng nếu có chỉ định.
Mắt đỏ (điều trị): Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 0,12%, cách 3 – 4 giờ 1 lần khi cần.
Gây giãn đồng tử trước khi phẫu thuật: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5% hoặc 10% 30 – 60 phút trước khi phẫu thuật.
Gây giãn đồng tử để tiến hành chẩn đoán:
Đo khúc xạ: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt thuốc làm liệt thể mi; 5 phút sau, nhỏ 1 giọt dung dịch phenylephrin 2,5%. Nhu cầu nhỏ thêm thuốc liệt thể mi và thời gian chờ trước khi có liệt thể mi phụ thuộc vào thuốc liệt thể mi đã dùng.
Soi đáy mắt: Nhỏ vào kết mạc 1 hoặc 2 giọt dung dịch 2,5% 15 – 30 phút trước khi soi, có thể lặp lại sau khoảng 10 – 60 phút nếu cần.
Soi võng mạc: Nhỏ thuốc vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5%.
Test làm trắng (blanching test): Để phân biệt giữa viêm kết mạc và viêm mống mắt-thể mi, nhỏ thuốc vào mắt bị nhiễm khuẩn 1 giọt dung dịch 2,5%; 5 phút sau khi nhỏ thuốc, quan sát vùng trắng quanh rìa củng – giác mạc.
Liều trẻ em:
Giãn đồng tử và co mạch: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5%, lặp lại 1 giờ sau nếu cần.
Làm giãn đồng tử lâu dài: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5%, ngày 2 – 3 lần.
Viêm màng bồ đào kèm dính phía sau (điều trị): Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5%, lặp lại sau 1 giờ nếu cần. Có thể tiếp tục điều trị ngày sau. Nếu có chỉ đinh, có thể dùng atropin sulfat và đắp gạc nóng.
Làm giãn đồng tử trước khi phẫu thuật: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5% 30 – 60 phút trước khi phẫu thuật.
Làm giãn đồng tử để tiến hành chẩn đoán:
Đo khúc xạ: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch atropin 1%; 10 – 15 phút sau, nhỏ 1 giọt dung dịch phenylephrin 2,5%, và 5 – 10 phút sau nữa, 1 giọt thứ 2 dung dịch atropin 1%. Trong vòng từ 1 đến 2 giờ, mắt đã sẵn sàng để đo.
Soi đáy mắt, soi võng mạc, test làm trắng, mắt đỏ: Liều giống như đối với người lớn.
Ghi chú: Không dùng dung dịch 10% cho trẻ nhỏ. Không dùng dung dịch 10% và 2,5% cho trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân. Để tránh tai biến do tăng huyết áp ở trẻ em, chỉ nên dùng dung dịch tra mắt 0,5%. Không nên dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Nhỏ mũi để giảm sung huyết mũi:
Người lớn và thiếu niên: Nhỏ 2 – 3 giọt (hoặc phun sương) dung dịch 0,25 – 0,5% vào mỗi bên mũi, 4 giờ một lần nếu cần. Nếu ngạt mũi nhiều, lúc đầu có thể dùng dung dịch 1%.
Trẻ em:
Trẻ nhỏ cho tới 2 tuổi: Liều do thày thuốc chỉ định, tuỳ theo từng người bệnh.
2 – 6 tuổi: Nhỏ vào mỗi bên mũi 2 – 3 giọt dung dịch 0,125 – 0,16%, 4 giờ một lần nếu cần.
6 – 12 tuổi: Nhỏ vào mỗi bên mũi 2 – 3 giọt hoặc phun sương dung dịch 0,25%, 4 giờ một lần nếu cần. Không nên dùng dung dịch 0,5% để nhỏ mũi cho trẻ dưới 12 tuổi. Nếu cần thiết phải dùng thì cần được thầy thuốc theo dõi chặt chẽ.
12 tuổi trở lên: Liều giống như liều người lớn.
Cách dùng
Thuốc có thể tiêm dưới da, tiêm bắp (dung dịch 1%), tiêm tĩnh mạch chậm (dung dịch 0,1%), truyền tĩnh mạch (10 mg/500 ml dung dịch glucose 5% hoặc dung dịch natri clorid 0,9%).
Dung dịch để nhỏ mắt (2,5% – 10%); nhỏ mũi (0,125% – 0,5%)
Chống chỉ định :

Mắc bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp.

Xơ vữa động mạch.

Ưu năng tuyến giáp.

Ngừng tim do rung tâm thất.

Đái tháo đường.

Tăng nhãn áp.

Bí tiểu do tắc nghẽn.

Tác dụng phụ

Thường gặp, ADR >1/100

Thần kinh trung ương: Kích động thần kinh, bồn chồn, lo âu, khó ngủ, người yếu mệt, choáng váng, đau trước ngực, run rẩy, dị cảm đầu chi.

Tim mạch: Tăng huyết áp.

Da: Nhợt nhạt, trắng bệch, cảm giác lạnh da, dựng lông tóc.

Tại chỗ: Kích ứng tại chỗ.

Ít gặp, 1/1000

Tim mạch: Tăng huyết áp kèm phù phổi, loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, co mạch ngoại vi và nội tạng làm giảm tưới máu cho các cơ quan này.

Hô hấp: Suy hô hấp.

Thần kinh: Cơn hưng phấn, ảo giác, hoang tưởng.

Da: Hoại tử hoặc tróc vảy, nếu tiêm để thuốc thoát ra ngoài mạch.

Tại mắt: Giải phóng các hạt sắc tố ở mống mắt, làm mờ giác mạc.

Hiếm gặp, ADR

Tim mạch: Viêm cơ tim thành ổ, xuất huyết dưới màng ngoài tim.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Nhịp tim chậm do phản xạ có thể khắc phục được bằng atropin.

Tăng huyết áp do tai biến của phenylephrin có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc chẹn alpha như phentolamin.

Thông tin thành phần Dextromethorphan

Dược lực:

Dextromethorphan hydrobromid là thuốc giảm ho tác dụng trên trung tâm ho ở hành não. MẶc dù cấu trúc hoá học không liên quan gì đến morphin nhưng dextromethorphan có hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính không có đờm. Thuốc thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên. Thuốc không có tác dụng long đờm.

Dược động học :

– Hấp thu: Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và có tác dụng trong vòng 15-30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6-8 giờ( 12 giờ với dạng giải phóng chậm).

– Chuyển hoá và thải trừ: thuốc được chuyển hoá ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hoá demethyl, trong số đó có dextrophan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.

Tác dụng :

Hiệu lực của dextromethorphan gần tương đương với hiệu lực codein. So với codein, dextromethorphan ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hoá hơn.

Với liều điều trị, tác dụng chống ho của thuốc kéo dài được 5-6 giờ. Độc tính thấp, nhưng với liều rất cao có thể gây ức chế thần kinh trung ương.

Chỉ định :

Chứng ho do họng & phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải các chất kích thích. Ho không đờm, mạn tính.
Liều lượng – cách dùng:

Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 30mg/lần cách 6-8 giờ, tối đa 120mg/24 giờ. Trẻ 6-12 tuổi:15mg/lần, cách 6-8 giờ, tối đa 60mg/24 giờ. Trẻ 2-6 tuổi: 7.5mg/lần, cách 6-8 giờ, tối đa 30mg/24 giờ.
Chống chỉ định :

Quá mẫn với thành phần thuốc. Ðang dùng IMAO. Trẻ

Tác dụng phụ

Mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, co thắt phế quản, dị ứng da. Hiếm khi buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa.

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Flu-cold children’s tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *