Thuốc Eucatol forte tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Eucatol forte điều trị bệnh gì?. Eucatol forte công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Eucatol forte giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Eucatol forte

Eucatol forte
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Dạng bào chế:Viên nang mềm
Đóng gói:Hộp 5 vỉ x 10 viên

Thành phần:

Eucalpytol 100mg, Tinh dầu tràm 50mg, Menthol 0,5mg, Tinh dầu tần 0,36mg, Tinh dầu gừng 0,75mg
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam – VIỆT NAM
Nhà đăng ký:
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Các chứng ho, đau họng, sổ mũi, cảm cúm
Sát trùng đường hô hấp
Làm loãng đàm, dịu cơn ho

Liều lượng – Cách dùng

Dùng uống
Người lớn: 1 viên/lần x 3-4 lần mỗi ngày
Trẻ em trên 2 tuổi: 1 viên/lần x 2 lần/mỗi ngày, hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc

Chống chỉ định:

Bệnh nhân quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc

Ho do suyễn, ho lao, suy hô hấp

Không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi

Chú ý đề phòng:

Methol có tính chế hô hấp qua đường thở nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy cần phải sử dụng thận trọng cho trẻ nhỏ

Cẩn thận trong khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thông tin thành phần Tinh dầu tràm

Mô tả:

Cây tràm gió còn gọi là cây lá chè đồng (Melaleuca leucadendron), họ Sim (Myrtaceae), cây nhỏ thường ở dạng bụi, cao 0,5 – 2m, cành màu trắng nhạt có lông mềm, lá màu xanh lục nhạt, phiến lá hình mác nhọn, cứng, dễ gãy dài 6 – 12cm, rộng 2- 3cm với nhiều ngân chính chạy dọc theo lá và các gân phụ hợp thành mạng. Tràm gió mọc nhiều ở các nước Châu Á như: Việt Nam, Campuchia, Indonesia. Ở Việt Nam tràm mọc tự nhiên rải rác trên các đồi trọc miền Bắc (như Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hà Bắc), và tập trung nhiều ở miền Trung và miền Nam (Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang).

Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:

Màu sắc: tinh dầu có màu vàng nhạt.

Hương thơm: Mùi tràm đặc trưng.

Tỷ trọng ở 20 độ C: 0,940 đến 0,960.

Chỉ số khúc xạ: 1,450 – 1,550.

Góc quay cực ở 20 độ C: + 0.5.

Thành phần chính trong tinh dầu là cineole >60%. Ngoài ra còn giàu các terpineol, linalool, limonen.

Tác dụng :

Phân tích thành phần hóa học của dầu tràm có rất nhiều chất, nhưng chỉ hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm… Hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm chính là nguyên liệu để sản xuất nhiều thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng: bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.

Đã có nhiều công trình khoa học ở cấp Bộ Y tế, cấp Nhà nước nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của α-Terpineol từ tinh dầu tràm. Và gần đây một nghiên cứu của OPODIS pharma (thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008) cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1; còn tác dụng ức chế virus H1N1 hiện đang tiếp tục nghiên cứu. Từ năm 2008 tinh dầu tràm cũng được Bộ Y tế cho vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh địa phương (local diseases control).

Chỉ định :

Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng để phòng ngừa cảm mạo, “gió máy” cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ nhỏ, kể cả sơ sinh. Thiết nghĩ dùng dầu tràm gió chiết xuất tự nhiên và các chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô… cũng là một biện pháp y tế dự phòng hợp tình, hợp lý và rất khoa học: vừa tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm như hiện nay.

Thông tin thành phần menthol

Mô tả:

Menthol là một hợp chất hữu cơ làm tổng hợp hoặc thu được từ các loại dầu của bạc hà, . Nó là một chất sáp, tinh thể , màu trong hoặc trắng, rắn ở nhiệt độ phòng và tan chảy ở trên một chút.

Tác dụng :

Menthol có chất gây tê và phản tác dụng tại chỗ ,được sử dụng rộng rãi để làm giảm kích ứng họng,mũi.
Chỉ định :

Dạng thuốc kem menthol được sử dụng để làm giảm những cơn đau nhẹ cho các bệnh như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, bong gân, đau lưng, bầm tím và chuột rút. Thuốc cũng có thể được sử dụng cho các bệnh khác theo chỉ định của bác sĩ.
Dạng dung dịch dùng đê hit giúp Giảm nhanh các chứng nghẹt mũi, sổ mũi do cảm cúm gây ra, giúp thông mũi và dễ thở.
Liều lượng – cách dùng:

Liều dùng thông thường cho người lớn bệnh ho:
Dạng thuốc dùng ngoài da – viên ngậm:
Nếu bạn đau họng, ngậm đến hòa tan 1 giọt trong miệng mỗi 2 giờ khi cần thiết.
Nếu bạn ho, ngậm đến hòa tan 1 giọt trong miệng mỗi giờ khi cần thiết.
Liều dùng thông thường cho người lớn bị đau nhức:
Đối với dạng thuốc gel bôi ngoài da 2%, 2,5%, miếng dán ngoài da 5%, 1,4% và 1,25%, gel dùng ngoài da 7%, bạn bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.
Đối với dạng phun tại chỗ 6% và 10%, bạn phun tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng khi cần thiết nhưng không quá 4 lần một ngày.
Người lớn bị ngứa:
Dạng kem dưỡng ẩm 0,15% hoặc 0,5%, bạn bôi lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.
Trẻ em trị ho:
Trẻ từ 4 tuổi trở lên:
Dạng thuốc dùng ngoài da – viên ngậm:
Nếu trẻ đau họng, cho trẻ ngậm đến hòa tan 1 giọt trong miệng mỗi 2 giờ khi cần thiết.
Nếu trẻ ho, cho trẻ ngậm đến hòa tan 1 giọt trong miệng mỗi giờ khi cần thiết.
Liều dùng thông thường cho trẻ em bị đau nhức:
Miếng dán ngoài da 1,4%, 1,25%, và gel bôi ngoài da 7% dùng cho trẻ 12 tuổi trở lên bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.
Miếng dán 5% dùng cho trẻ 10 tuổi trở lên bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.
Dạng phun tại chỗ 6% dùng cho trẻ 13 tuổi trở lên phun tại chỗ lên khu vực bị ảnh hưởng khi cần thiết nhưng không quá 4 lần một ngày.
Gel dùng ngoài da 2% dùng cho trẻ 2 tuổi trở lênbôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.
Gel dùng ngoài da 2,5% dùng cho trẻ 12 tuổi trở lên bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng không nhiều hơn 4 lần mỗi ngày.
Trẻ em bị ngứa:
Kem dưỡng ẩm menthol 0,15% hoặc 0,5% dùng cho trẻ 12 tuổi trở lên bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.
Tác dụng phụ

Buồn nôn

Ói mửa

Mất điều hòa

Đau bụng

Buồn ngủ

Viêm da tiếp xúc

ĐIều kiện chuyển động mắt không tự nguyện

Rối loạn giấc ngủ
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Eucatol forte tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *