Thuốc Eludril tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Eludril điều trị bệnh gì?. Eludril công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Eludril giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Eludril

Eludril
Nhóm thuốc: Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Dạng bào chế:Nước súc miệng
Đóng gói:Hộp 1 chai 90ml, Hộp 6 chai 15ml

Thành phần:

Chlorhexidine Digluconate, chlorobutanol hemihydrate
Hàm lượng:
0,5ml;0,5g
SĐK:VN-5592-10
Nhà sản xuất: Pierre Fabre Medicament production – PHÁP
Nhà đăng ký: Pierre Fabre Medicament
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Dùng súc miệng, điều trị chống nhiễm khuẩn miệng & chăm sóc vòm miệng sau phẫu thuật nha khoa. Dùng khử trùng hàm răng giả.

Liều lượng – Cách dùng

 Dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi
Súc miệng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Đổ thuốc vào cốc định mức tới vạch 10ml, 15ml hay 20ml, xong cho nước ấm vào tới vạch trên cùng rồi súc miệng cho đến hết cốc. Trước khi sử dụng phải đánh răng và súc miệng thật kỹ. Thời gian điều trị có thể kéo dài đến 2 tuần trong trường hợp viêm lợi và viêm nha chu. Việc kéo dài trị liệu trên 2 tuần phải có chỉ định của bác sĩ.
Đường dùng và cách dùng: Dùng súc miệng. Không được uống.
Nếu quên sử dụng thuốc 1 lần: Không nên dùng liều gấp đôi để bù vào.

Chống chỉ định:

Dị ứng với chlorhexidin, chlorobutanol hoặc các thành phần khác của thuốc.

Tương tác thuốc:

Tránh dùng các thuốc sát trùng khác đồng thời hoặc ngay sau khi dùng Eludril vì có thể xảy ra tương tác thuốc (đối kháng, khử hoạt…).

Kem đánh răng có thể chứa chất diện hoạt anionic như sodium laurilsultat, chất này tương kỵ với chlorhexidin có trong dung dịch Eludril. Do đó, cần đánh răng ít nhất 30 phút trước khi dùng thuốc súc miệng Eludril.

Tác dụng phụ:

– Có thể có các phản ứng mẫn cảm của da đối với chlorhexidin, tuy nhiên phản ứng mẫn cảm nghiêm trọng như sốc phản vệ hiếm khi xảy ra sau khi dùng chlorhexidin ngoài da.

– Thuốc có thể có vị khó chịu thoáng qua hoặc gây cảm giác rát lưỡi khi mới sử dụng.

– Thuốc có thể làm biến màu lưỡi, răng, mảng trám răng bằng silicat hoặc composite.

– Có thể gặp tróc vảy da trong miệng hoặc đôi khi sưng tuyến mang tai. Trong trường hợp này cần pha loãng thuốc với nước và súc miệng nhẹ nhàng hơn.

Chú ý đề phòng:

Tránh để thuốc dây vào mắt và mũi. Không nên nhỏ thuốc vào lỗ tai.

Nếu các triệu chứng không giảm sau 5 ngày và/hoặc người bệnh đồng thời bị sốt, cần đánh giá lại phương pháp trị liệu.

Sử dụng thuốc lâu dài có thể làm răng, răng giả bị đổi màu. Sự đổi màu chỉ thoáng qua và sẽ mất đi khi ngưng thuốc.

Thông tin thành phần Chlorhexidin

Dược lực:

Clorhexidin, một bisbiguanid sát khuẩn và khử khuẩn, có hiệu quả trên phạm vi rộng đối với các vi khuẩn Gram dương và Gram âm, men, nấm da và các virus ưa lipid (kể cả HIV). Thuốc không có hoạt tính trên các bào tử vi khuẩn trừ khi ở nhiệt độ cao.

Clorhexidin được dùng để khử khuẩn ở da, vết thương, vết bỏng, đường âm đạo, làm sạch dụng cụ và các mặt cứng (mặt bàn bằng gạch men hoặc thép không rỉ).

Ngoài ra, clorhexidin có thể phòng ngừa việc tạo thành cao răng và bảo vệ chống lại viêm lợi, thậm chí ở nồng độ rất thấp. Thuốc có tác dụng phòng ngừa sâu răng. Cũng đã xác định được là sau một lần súc miệng, hoạt tính kháng khuẩn còn duy trì được đến 8 giờ.

Dược động học :

Clorhexidin rất ít hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa khi rà miệng, qua da cũng như sau khi rửa âm đạo.

Lau toàn bộ âm đạo trong một phút bằng bông gạc tẩm dung dịch clorhexidin gluconat 4%, không phát hiện thấy có clorhexidin trong máu (phương pháp có độ nhạy 0,1 microgam/ml). Với phương pháp nhạy gấp 10 lần (độ nhạy 0,01 microgam/ml), sau khi rửa âm đạo với dung dịch 0,2%, nồng độ clorhexidin trung bình trong máu là 0,01 – 0,08 microgam/ml. Không thấy clorhexidin tích lũy trong máu người mẹ sau khi rửa âm đạo lần thứ hai sau 6 giờ và lần thứ ba sau 6 giờ nữa.

Chỉ định :

Dung dịch súc miệng:

Dùng tại chỗ khi miệng và họng cần phải điều trị chống nhiễm khuẩn và chống viêm. Súc miệng thật kỹ sẽ cho kết quả tốt đặc biệt là viêm miệng, viêm lợi.

Trong điều trị bệnh loét áp tơ, dùng dung dịch súc miệng không pha loãng thấm vào vết loét.

Dung dịch súc miệng dùng rất tốt trong khoa răng, có tác dụng tốt trong điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ và sát khuẩn sau phẫu thuật.

Dùng dung dịch súc miệng sau các phẫu thuật khác ở miệng sẽ cải thiện được sự liền sẹo và giúp ngừa nhiễm khuẩn.

Khí dung vào miệng:

Khí dung vào miệng được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn không đặc hiệu gây ra đau họng hoặc viêm ở miệng nói chung, cũng như các trường hợp như viêm amiđan, viêm họng và loét áp tơ.

Khí dung vào miệng rất tiện dụng trong các thao tác về răng như dùng sau nhổ răng, vì thuốc có tác dụng giảm đau và có hoạt tính kháng khuẩn.

Ðiều trị viêm và đau lợi bằng cách xịt trực tiếp vào đó, và có thể lặp lại nhiều lần để đỡ khó chịu và duy trì nồng độ kháng khuẩn cao.

Khí dung miệng có công dụng hiệu quả nhất trong lĩnh vực phẫu thuật khoang miệng để giảm đau sau phẫu thuật và phòng ngừa nhiễm khuẩn.

Băng gạc tẩm thuốc:

Phòng và điều trị nhiễm khuẩn trong các trường hợp như phẫu thuật, chấn thương và loét (do giãn tĩnh mạch, đái tháo đường và do dinh dưỡng), rách da, chỗ da bị hớt, côn trùng đốt, vết thương do chọc dò, tổn thương do bị kẹp ép, bỏng nhiệt và bỏng nước, miếng ghép da (chỗ da cho và da nhận), nhổ hoặc thay móng tay, móng chân, cắt bao qui đầu, các đường khâu trên da, các trường hợp da bị nhiễm khuẩn thứ cấp (như eczema, viêm da, zona), mở thông đại tràng, hồi tràng, khí quản, chỗ trích rạch áp xe, trích rạch viền móng.

Kem dùng ngoài:

Chế phẩm kháng khuẩn dùng làm thuốc sát khuẩn và làm trơn trong thực hành sản phụ khoa.

Dung dịch rửa:

Chế phẩm kháng khuẩn và sát khuẩn dùng ngoài da, dùng trong phụ khoa và phẫu thuật (xem phần Liều lượng và cách dùng).

Liều lượng – cách dùng:

Chế phẩm rà miệng:

Viên ngậm: Người lớn: 1 viên ngậm, ngày 4 lần. Khoảng cách giữa các lần phải ít nhất 2 giờ. Trẻ em

6 – 15 tuổi: 1 viên ngậm, ngày 2 – 3 lần. Khoảng cách giữa các lần ít nhất phải 4 giờ.

Dung dịch súc miệng:

Người lớn: Súc miệng dung dịch 0,02 – 0,05%, ngày 1 – 6 lần, trong viêm miệng – hầu (ngày 3 – 6 lần để điều trị nhiễm khuẩn; ngày1 – 2 lần để vệ sinh miệng nói chung).

Trẻ em trên 12 tuổi: Súc miệng ngày 1 – 3 lần trong viêm miệng – hầu. Khoảng cách giữa các lần ít nhất 4 giờ.

Khí dung vào miệng: Xịt vào miệng và họng, ngày 3 – 5 lần.

Băng gạc tẩm thuốc: Sau khi rửa sạch, đặt lớp băng gạc lên, và thay đổi băng gạc khi cần, tùy theo lượng dịch rỉ tiết ra.

Bệnh da và tĩnh mạch:

Trứng cá, trầy da, nấm da, bệnh da nhiễm khuẩn và bội nhiễm, loét do giãn tĩnh mạch. Làm sạch và khử khuẩn dùng dung dịch 0,05 – 0,1% để rửa, rồi tráng bằng nước.

Phụ khoa:

Ðiều trị viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm âm đạo – âm hộ do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh vật: Dùng dung dịch 0,05 – 0,1% để rửa, rồi tráng bằng nước. Với thuốc kem, bôi trên da quanh âm hộ và đáy chậu.

Ngoại khoa:

Rửa sạch và khử khuẩn vết thương: Dùng dung dịch 0,01 – 0,05%.

Vô khuẩn tay: Dùng dung dịch 0,05 – 0,1% để rửa tay, rồi tráng sạch.

Vô khuẩn dụng cụ: Dụng cụ ngâm trong dung dịch 0,1%.

Các dung dịch đậm đặc hơn phải pha loãng với nước cất hoặc nước muối sinh lý vô khuẩn đến nồng độ thích hợp trước khi dùng.

Chống chỉ định :

Có tiền sử quá mẫn với clorhexidin và các thành phần của thuốc.

Không dùng clorhexidin vào não, màng não, các mô dễ nhạy cảm và tai giữa. Thuốc có thể gây điếc nếu nhỏ vào tai giữa.

Tác dụng phụ

Các phản ứng mẫn cảm (kích ứng da) có thể xảy ra trong điều trị viêm da tiếp xúc. Dung dịch nồng độ cao có thể gây kích ứng kết mạc và các mô nhạy cảm khác. Phản ứng dị ứng nặng có thể dẫn đến hạ huyết áp rất nhiều hoặc đỏ bừng toàn thân.

Clorhexidin gây ra màu nâu ở lưỡi và răng, nhưng hồi phục sau khi ngừng điều trị. Có thể gây tê lưỡi.

Có thể xảy ra rối loạn vị giác tạm thời và cảm giác nóng rát ở lưỡi khi mới dùng thuốc

Mũi: Có thể xảy ra giảm khứu giác tạm thời.

Ðã có trường hợp bong niêm mạc miệng và đôi khi sưng tuyến mang tai khi dùng dung dịch súc miệng. Nếu xảy ra bong niêm mạc, phải pha loãng gấp đôi dung dịch súc miệng với nước.

Thường gặp, ADR >1/100

Toàn thân: Chóng mặt.

Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh.

Tiêu hóa: Khô miệng.

Ít gặp, 1/1000

Da: Phản ứng mẫn cảm, kích ứng da.

Toàn thân: Viêm miệng, các phản ứng dị ứng.

Hiếm gặp, ADR

Toàn thân: Sốc phản vệ, viêm tuyến mang tai.

Da: Mày đay, dị ứng da.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Các phản ứng không mong muốn thường nhẹ và hồi phục. Nếu có phản ứng nặng (sốc phản vệ) phải điều trị chống sốc (xem chuyên luận cấp cứu nội khoa).

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Eludril tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *