TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Dasmarcin điều trị bệnh gì?. Dasmarcin công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.
BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Dasmarcin giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.
Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần Dược DANAPHA – VIỆT NAM | ||
Nhà đăng ký: | |||
Nhà phân phối: |
Chỉ định:
Liều lượng – Cách dùng
Chống chỉ định:
– Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
– Không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
– Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
– Liên quan đến Phenobarbital : Rối loạn chuyển hóa Porphyrin, suy hô hấp nghiêm trọng.
– Liên quan đến Ephedrin : IMAO, tình trạng toan huyết, có dấu hiệu tăng kích thích tâm thất, thiểu năng mạch vành, cao huyết áp, cường giáp, glôcôm góc đóng, rối loạn niệu đạo, tuyến tiền liệt, bệnh cơ tim tắc nghẽn.
Tương tác thuốc:
– Phenobarbital có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương của một số thuốc khi dùng phối hợp như : felodipin nimodipin, doxycyclin, Quinidin, Theophyllin, thuốc chẹn beta, Carbamazepin…
– Phenobarbital có thể làm giảm tác dụng của các thuốc sau khi dùng chung như : Các thuốc tránh thai đường uống, các corticoid, Ciclosporin, thuốc chẹn beta, Diospyramid, Digitoxin, Thuốc chống đông máu đường uống, Theophyllin, acid folic, Quinidin.
Do vậy khi dùng kết hợp Phenobarbital với các thuốc trên, cần lưu ý điều chỉnh liều dùng.
Tác dụng phụ:
Tác dụng ngoại ý thường rất khác nhau giữa người này và người khác :
– Liên quan đến Phenobarbital : Phản ứng da, rối loạn tâm thần chủ yếu là gây kích thích ở trẻ em và lú lẫn ở người già.
– Liên quan đến Thenophyllin : Đau thượng vị, buồn nôn, ói mữa, nhức đầu, kích thích nhịp tim nhanh. Xuất hiện sự co giật là dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc : nhất là ở trẻ em.
– Liên quan đến Ephedrin : Đau vùng trước tim, vã mồ hôi, bí tiểu, run, bức rức, mất ngủ, lo âu.
– Thông báo ngay Bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Chú ý đề phòng:
– Do có Phenobarbital nên tuyệt đối không được uống rượu khi đang dùng thuốc.
– Do có Ephedrin cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy tim, đặc biệt ở bệnh nhân nhạy cảm với tác dụng trên tim và huyết áp của Ephedrin, ở bệnh nhân tiểu đường và người già.
– Do có Theophyllin cần sử dụng thận trọng trong trường hợp có tiền sử động kinh, loét dạ dày tá tràng cũng như suy gan, suy tim, bệnh mạch vành
Thông tin thành phần Ephedrine
Điều trị triệu chứng sung huyết mũi, thường đi kèm với cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang.
Điều trị sung huyết mũi kèm theo cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi hay viêm xoang: nhỏ mũi hay xịt dung dịch 0,5% (với trẻ nhỏ: dung dịch 0,25 – 0,5%). Không dùng quá 7 ngày liền, không nên dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.
Người bệnh quá mẫn với ephedrin.
Người bệnh tăng huyết áp.
Người bệnh đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase.
Người bệnh cường giáp và không điều chỉnh được.
Người bệnh hạ kali huyết chưa được điều trị.
Ephedrin có thể gây bí đái. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra ngay với liều thường dùng. Không loại trừ khả năng gây nghiện thuốc kiểu amphetamin.
Thường gặp:
Tuần hoàn: đánh trống ngực.
Thần kinh trung ương: ở người bệnh nhạy cảm, ngay cả với liều thấp ephedrin cũng có thể gây mất ngủ, lo lắng và lú lẫn, đặc biệt khi dùng đồng thời với cafein.
Tiết niệu: bí đái, đái khó.
Ít gặp:
Toàn thân: chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi.
Tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn.
Thần kinh: run, mất ngủ, lo lắng, bồn chồn.
Cơ xương: yếu cơ.
Khác: khát.
Hiếm gặp:
Tiêm ephedrin trong lúc đẻ có thể gây nhịp tim thai nhanh.
Ephedrin có thể gây an thần nghịch thường ở trẻ em.
Tự dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến loạn tâm thần, nghiện thuốc.
Thông tin thành phần Phenobarbital
Dược lực:
Dược động học :
– Hấp thu: thuốc uống được hấp thu chậm ở ống tiêu hoá (80%). Nếu tiêm tĩnh mạch tác dụng của thuốc xuất hiện trong vòng 5 phút và đạt mức tối đa trong vòng 30 phút. Tiêm bắp thịt tác dụng xuất hiện chậm hơn. Dùng theo đường tiêm Phenobarbital có tác dụng kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Thuốc đặt hậu môn hầu như được hấp thu hoàn toàn ở ruột già.
– Phân bố: thuốc gắn với protein huyết tương ở trẻ nhỏ là 60%, ở người lớn là 50%. Và được phân bố khắp các mô, nhất là ở não, do thuốc dễ tan trong mỡ.
– Chuyển hoá: Phenobarbital được hydrrõyl hoá và liên hợp hoá ở gan.b Là chất cảm ứng cytocrom P450 mạnh nên có ảnh hưởng lớn đến chuyển hoá các thuốc được chuyển hoá ở gan thông qua cytocrom P450.
– Thải trừ: đaod thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hoá không còn hoạt tính(70%) và dạng nguyên vẹn(30%), một phần nhỏ vào mật và đào thải theo phân.
Phenobarbital là thuốc chống co giật thuộc nhóm các barbiturat. Phenobarbital có tác dụng tăng cường hoặc bắt chước tác dụng ức chế synap của acid gama aminobutyric(GABA) ở não.
Phenobarbital làm giảm sử dụng oxygen ở não trong lúc gây mê, chủ yếu thông qua việc ức chế hoạt động của neuron. Tác dụng này là cơ sở của việc dùng các barbiturat để đề phòng nhồi máu não khi não bị thiếu máu cục bộ và khi tổn thương sọ não.
Thuốc ức chế có hồi phục hoạt động của tất cả các mô. Phenobarbital ức chế thần kinh trung ương ở mọi mức độ từ an thần đến gây mê. Thuốc chỉ ức chế tạm thời các đáp ứng đơn synap ở hệ thần kinh trung ương.
Phenobarbital chủ yếu được dùng để chống co giật, ngoài ra còn dùng để điều trị hội chứng cai rượu.
Thuốc hạn chế cơn động kinh lan toả và làm tăng ngưỡng động kinh. Thuốc chủ yếu được chỉ định trong cơn động kinh toàn bộ(cơn lớn), cơn động kinh cục bộ(cục bộ vận động hoặc cảm giác).
Phenobarbital làm giảm nồng độ bilirubin huyết thanh ở trẻ sơ sinh, ở người bệnh tăng bilirubin huyết không liên hợp, không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật trong gan, có thể do cảm ứng glucuronyl transferase, một enzym liên hợp bilirubin.
– Động kinh( trừ động kinh cơn nhỏ): động kinh cơn lớn, động kinh giật cơ, động kinh cục bộ.
– Phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ.
– Vàng da sơ sinh, và người mắc chứng tăng bilirubin huyết không kiên hợp bẩm sinh, không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật mạn tính trong gan.
– Chống co giật: uống: người lớn 2-3mg/kg/ngày (1lần). Trẻ em: 3-4mg/kg/ngày (1lần). Tiêm dưới da hay bắp thịt. Người lớn: 0,20-0,40g/ngày. Trẻ em 12-30 tháng: 0,01-0,02g/ngày. Trẻ em 30 tháng-15 tuổi: 0,02-0.04g/ngày.
– Làm êm dịu; uống 0,05-0,12g/ngày.
– Mất ngủ: uống 0,10g buổi tối trước khi đi ngủ.
Thiếu máu đại hồng cầu do thiếu acid folic.
– Đau khớp, nhiễm xương, còi xương trẻ em
– Rối loạn tâm thần. Buồn ngủ – Rung, giật nhãn cầu–Mất điều hòa động tác–Kích thích–Lú lẫn–Nổi mẩn–Hội chứng Lyell.
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Dasmarcin tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? bình luận cuối bài viết.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
- Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Dasmarcin tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
- Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
- Thuốc Plaquenil 200mg công dụng, liều dùng và tác dụng phụ cần biết - 13/10/2024
- Thông tin đầy đủ về thuốc ung thư Lenvaxen 4mg - 06/10/2024
- Thuốc Cetrigy tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? - 26/08/2024