Thuốc Calcipha tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Calcipha điều trị bệnh gì?. Calcipha công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Calcipha giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

  • Nhóm thuốc: Khoáng chất và Vitamin
  • Dạng bào chế:Dung dịch ống uống
  • Đóng gói:Hộp 20 ống 5ml, 10ml dung dịch ống uống
  • Thành phần: Calcium gluconate, Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin PP
  • Hàm lượng: 5ml, 10ml
  • SĐK:V645-H12-05

Thông tin thành phần Calcium gluconate

Dược lực:

Calcium gluconate là thuốc bổ sung calci.
Dược động học :

Sự hấp thu calci ở ruột tỷ lệ nghịch với lượng calci ăn vào, vì vậy khi chế độ ăn ít calci sẽ dẫn đến tăng hấp thu bù, phần nào do tác động của vitamin D. Mức độ hấp thu giảm đáng kể theo tuổi. Các bệnh có kèm chứng phân có mỡ, ỉa chảy, kém hấp thu mạn tính ở ruột cũng tăng thải calci qua phân.

Sau khi dùng, lượng ion calci được thải qua nước tiểu là hiệu số lượng được lọc tại cầu thận và lượng được tái hấp thu. Sự tái hấp thu ở ống thận rất có hiệu lực vì có đến hơn 98% lượng ion calci lọc qua cầu thận được tái hấp thu vào máu. Hiệu quả tái hấp thu được điều hoà chính bởi hormon cận giáp và cũng bị ảnh hưởng bởi sự thanh lọc Na+, sự có mặt của các anion không bị tái hấp thu, và các chất lợi niệu. Thuốc lợi niệu tác động tại nhánh lên của quai henle làm tăng calci niệu. Ngược lại chỉ có thuốc lợi niệu thiazid là không gắn liền sự thải trừ Na+ và Ca++, dẫn đến giảm calci niệu. Hormon cận giáp luôn điều hoà nồng độ ion calci huyết bằng tác động lên ống thận. Calci niệu chỉ bị ảnh hưởng ít bởi chế độ ăn calci ở người bình thường. Một lượng calci đáng kể được thải trừ vào sữa trong thời kỳ cho con bú, một phần thải qua mồ hôi và qua phân.

Tác dụng :

Calci gluconat tiêm là nguồn cung cấp ion calci có sẵn và được dùng điều trị hạ calci huyết trong các bệnh cần tăng nhanh nồng độ ion calci huyết như: co giật do hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh, do suy cận giáp, hạ calci huyết do bù chất điện giải, sau phẫu thuật cường cận giáp, thiếu vitamin D, nhiễm kiềm. Calci gluconat có thể được sử dụng như một chất bù điện giải, một chất chống tăng kali và magnesi huyết. Calci gluconat tiêm chỉ được tiêm bắp thịt, tiêm vào cơ tim, tiêm dưới da hoặc không được để thuốc thoát ra khỏi mạch vào các mô khi tiêm vì có thể gây hoại tử mô và hoặc tróc vẩy và apxe.

Calci gluconat dạng uống được dùng điều trị hạ calci huyết mạn và thiếu calci. HẠ calci huyết trong các trường hợp: suy cận giáp mạn và giả suy cận giáp, nhuyễn xương, suy thận mạn, hạ calci huyết do dùng thuốc chống co giật, hoặc khi thiếu vitamin D.

Giảm calci huyết gây ra các chứng: co giật, cơn tetani, rối loạn hành vi và nhân cách, chậm lớn và chậm phát triển trí não, biến dụng xương, thường gặp nhất là còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn. Sự thay đổi xảy ra trong xương ống chân và thắt lưng, yếu toàn thân kèm đi lại khó và gẫy xương tự phát.

Calci gluconat tiêm cũng được dùng trogn trường hợp hạ calci huyết do ngộ độc ethylen glycol (phụ thuộc vào nồng độ calci trong máu), hạ calci huyết và hạ huyết áp do nhiễm độc toàn thân acid hydrofluoric.

Chỉ định :

Hạ calci huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ calci huyết, do tái khoáng hoá sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D), dự phòng thiếu calci huyết khi thay máu. 

Điều trị bằng thuốc chống co giật trong thời gian dài (tăng huỷ vitamin D). 
Chế độ ăn thiếu calci, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu calci tăng: thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, người cao tuổi.
Tăng Kali huyết, tăng magnise huyết.
Quá liều thuốc chẹn calci hoặc ngộ độc ethylen glycol.
Sau truyền máu khối lượng lớn chứa calci citrat gây giảm Ca++ máu.
Liều lượng – cách dùng:

Cách dùng: calci gluconate có thể tiêm, uống hoặc dùng tại chỗ, tính theo calci nguyên tố.
Liều dùng:
Liều uống:
– Người lớn: chống giảm calci huyết hoặc bổ sung dinh dưỡng, uống 8,8 đến 16,5 g (800 – 1500 mg calci ion) mỗi ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
– Trẻ em: chống giảm calci huyết: uống 500 – 720 mg (45 – 65 mg calci ion)/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
Liều tiêm:
– Người lớn: chống giảm calci huyết cấp hoặc bồi phụ điện giải, tiêm tĩnh mạch 970 mg (94,7 mg calci ion) cho chậm với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút. Liều có thể lặp lại nếu cần, cho tới khi kiểm soát được tetani.
Hội chứng xương tái khoáng hoá: calci gluconat pha loãng trong dung dịch đẳng trương và cho truyền tĩnh mạch liên tục với liều 0,5 – 1 mg/phút (cho tới 2 mg hoặc hơn mỗi phút).
Chống tăng kali huyết: tiêm tĩnh mạch 1 – 2 g (94,7 – 189 mg calci ion) cho chậm với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút.
Chống tăng magnesi huyết: tiêm tĩnh mạch 1 – 2 g (94,7 – 189 mg calci ion) cho với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút.
Liều kê đơn giới hạn cho người lớn là 15 g (1,42 g calci ion)/phút).
Trẻ em: chống hạ calci huyết cấp: tiêm tĩnh mạch 200 – 500 mg (19,5 – 48,8 mg calci ion) cho làm 1 liều duy nhất, với tốc độ không vượt qúa 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút. lặp lại nếu cần, cho tới khi kiểm soát được tetani.
Thay máu ở trẻ sơ sinh: tiêm tĩnh mạch 97 mg (9,5 mg calci ion) cho sau mỗi lần thay 100 ml máu citrat.
Bỏng do acid hydrofluoric: bôi gel gluconat sau khi đã rửa bằng nhiều nước. Tiêm dưới da chỉ trong trường hợp này, có tác dụng rất tốt trong điều trị bỏng acid hydrofluoric ở da. Dùng kim tiêm cỡ 25 – 30, với liều lượng 0,5 ml/cm2 da, tiêm dưới da vào dưới mô bị bỏng.
Ngộ độc acid hydrofluoric toàn thân: thêm 20 ml dung dịch calci gluconat 10% (189 mg ion calci) vào 1 lít dịch truyền đầu tiên.
Chống chỉ định :

Rung thất trong hồi sức tim; bệnh tim và bệnh thận; tăng calci huyết; u ác tính phá huỷ xương; calci niệu nặng và loãng xương do bất động; người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).
Tác dụng phụ

Thường gặp: hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, đỏ da, nổi ban, đau và hoặc có cảm giác ấm lên hạơc nóng.
Ít gặp: vã mồ hôi, loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp.
Hiếm gặp: huyết khối.

Thông tin thành phần Vitamin B1

Dược động học :

– Hấp thu: vitamin B1 hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hoá. Mỗi ngày có khoảng 1mg vitamin B1 được sử dụng.

– Thải trừ: qua nước tiểu.

Chỉ định :

Phòng và điều trị bệnh Beri-beri.

Điều trị các trường hợp đau nhức dây thần kinh lưng, hông và dây thần kinh sinh ba( phối hợp với các vitamin B6 và B12)

Các trường hợp mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hoá.

Liều lượng – cách dùng:

Người lớn: 4-6 viên/ngày, chia 2 lần/ngày; Trẻ em: 2-4 viên/ngày, chia 2 lần/ngày.
Chống chỉ định :

Quá mẫn với thành phần thuốc. Không nên tiêm tĩnh mạch.
Tác dụng phụ

Vitamin B1 dễ dung nạp và không tích luỹ trong cơ thể nên không gây thừa.

Tác dụng không mong muốn dễ gặp là dị ứng, nguy hiểm nhất là shock khi tiêm tĩnh mạch.

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Calcipha tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *