Thuốc Calci clorid 0,5g/ 5ml tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

Spread the love

TraCuuThuocTay chia sẻ: Thuốc Calci clorid 0,5g/ 5ml điều trị bệnh gì?. Calci clorid 0,5g/ 5ml công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Calci clorid 0,5g/ 5ml giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

  • Nhóm thuốc: Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
  • Dạng bào chế:Dung dịch tiêm
  • Đóng gói:Hộp 100 ống x 5ml
  • Thành phần: Mỗi ống 5ml chứa: Calci clorid dihydrat (dưới dạng Calci clorid hexahydrat) 0,5g
  • SĐK:VD-25784-16

Chỉ định:

– Trường hợp tăng kali huyết cấp tính (K+ >7 mEq/lít), để giảm tác dụng gây ức chế tim, biểu hiện trên điện tâm đồ.
– Trường hợp tăng magnesi huyết nghiêm trọng, calci clorid cũng được sử dụng nhằm mục đích điều trị các tác động gây ức chế hệ thần kinh trung ương khi dùng quá liều magnesi sulfat, điều trị loạn nhịp ác tính có liên hệ tới tăng magnesi huyết.
– Quá liều thuốc chẹn kênh calci (sử dụng đang khảo sát).

Liều lượng – Cách dùng

Theo chỉ định của bác sĩ
 
Chống hạ calci huyết hoặc bổ sung chất điện giải: 
– Trẻ em: 25 mg (6,8 mg ion calci) cho 1 kg thể trọng, tiêm chậm. 
– Người lớn: 500 mg tới 1g. Tiêm tĩnh mạch chậm với tốc độ không vượt quá 0,5 ml tới 1 ml/phút. 
Bỏng acid hydrofluoric:
 tiêm truyền nhỏ giọt động mạch: 10 ml dung dịch 100mg/ml calci clorid pha với 40 ml nước muối sinh lý trong 4 giờ. Đảo ngược tác dụng chẹn thần kinh cơ do polymycin và các chất gây mê: 1 g calci clorid. 
Chống tăng Kali huyết: phải điều chỉnh liều qua theo dõi thường xuyên bằng điện tâm đồ.
Chống tăng magnesi huyết: tiêm tĩnh mạch, bắt đầu 500 mg nhắc lại nếu tình trạng lâm sàng thấy cần thiết.
Quá liều và xử trí:
Khi nồng độ calci trong huyết thanh vượt quá 2,6 mmol/lít được coi là tăng calci huyết. Không chỉ định thêm calci hoặc bất cứ thuốc gì gây tăng calci huyết để giải quyết tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở người bệnh không có triệu chứng và chức năng thận bình thường. Khi nồng độ calci trong huyết thanh vượt quá 2,9 mmol/lít phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau:
Bù nước bằng tiêm tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%. Làm lợi niệu bằng furosemid hoặc acid ethacrynic, nhằm làm hạ nhanh calci và tăng thải trừ natri khi dùng quá nhiều dung dịch natri clorid 0,9%.
Theo dõi nồng độ kali và magnesi trogn máu để sớm bồi phụ, đề phòng loạn nhịp tim nặng.
Có thể thẩm tách máu, dùng cacitonin và adrenocorticoid trong điều trị.
Xác định nồng độ calci trong máu một cách đều đặn để có hướng dẫn điều chỉnh cho điều trị.

Chống chỉ định:

Chứng nhiễm kiềm hô hấp hay chuyển hoá; Tăng calci huyết, tăng kali huyết, suy tim, ứ nước, đang dùng digitalis.

Tương tác thuốc:

Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận: Các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, clorthalidon, thuốc chống co giật.
Calci làm tăng độc tính của digoxin đối với tim.
Nồng độ calci trong máu tăng làm tăng tác dụng ức chế enzym Na+ – K+ – ATPase của glycosid trợ tim.

Tác dụng phụ:

Truyền quá mức có thể gây nhiễm kiềm chuyển hoá; truyền liều lớn có thể dẫn đến phù.
Thường gặp: hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi, táo bón đầy hơi, buồn nôn, nôn, đỏ da, ngoại ban, đau hoặc rát bỏng nơi tiêm, đau nhói dây thần kinh. Bốc nóng và có cảm giác nóng.
Ít gặp: vã mồ hôi, loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp.
Hiếm gặp: huyết khối.

Chú ý đề phòng:

Hạn chế truyền trong suy chức năng thận, suy tim, tăng huyết áp, phù phổi, nhiễm độc thai nghén.

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Calci clorid 0,5g/ 5ml tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá post
Tra Cứu Thuốc Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *